Trên thực tế, các ống kính tele có tiêu cự nằm trong khoảng 85-100mm thường được gọi là ống kính chân dung bởi vì chúng cho phép bạn chụp từ một khoảng cách tốt (3m đến 3.7m so với đối tượng, cho phép bạn và người được chụp có một khoảng cách dễ thở nhưng bạn vẫn có thể điều chỉnh để hình người được chụp chiếm phần lớn khung ảnh – fill the frame). Điều quan trọng hơn, chụp ảnh với tiêu cự từ 85mm đến 100mm loại trừ hiệu ứng làm méo mó các chi tiết trên mặt mà các ống kính góc rộng (wide-angle lenses) thường gặp, đồng thời cũng tránh được hiện tượng hình ảnh bị nén lại khi bạn chụp với các ống kính tele (telephoto lenses). Một số nhà nhiếp ảnh nói rằng độ dài tiêu cự 85mm là tuyệt vời nhất để có những tấm ảnh chân dung hoàn hảo trong khi số khác lại cho là 100mm. Bạn có thể thử chụp với cả 2 giá trị này và chọn cái bạn thích nhất bởi vì cả hai đều mang lại phối cảnh tốt đối với ảnh chân dung (Ống zoom 28-105mm của cả Nikon và Canon là lựa chọn cho ảnh chân dung bởi vì bạn có thể chọn tiêu cự 85mm, 100mm hay bất kì tiêu cự nào nằm giữa 2 giá trị này). Một lý do khác nên lựa chọn những ống zoom nhỏ là bạn sẽ không phải mang theo giá ba chân (tripod) và di chuyển máy ảnh (hoặc người mẫu) mỗi lần bạn cần thay đổi phối cảnh để chụp.
Vì vậy, mua một ống zoom có chứa khoảng tiêu cự 85-100mm là một lựa chọn tốt đối với ảnh chân dung.
Sử dụng độ mở ống kính (Aperture) nào
Đối với chụp ảnh chân dung, có nhiều lựa chọn về Aperture đã được tạo ra sẵn cho bạn (giống như nên sử dụng ống kính nào với tiêu cự bao nhiêu). Vì vậy bạn có thể tập trung vào những phần phức tạp hơn đối với chụp ảnh chân dung: đảm bảo rằng bạn có một nguồn sáng tốt và nắm bắt được sự biểu cảm trên nét mặt người mẫu. Bây giờ, khi bạn đã biết loại ống kính mình nên sử dụng thì cũng có một giá trị aperture (f-stop) đặc biệt dường như làm việc tốt nhất với phần lớn ảnh chân dung: f/11. Nó mang lại sự rõ nét cũng như độ sâu của khuôn mặt (đó chẳng phải là tất cả những gì chúng ta cần với ảnh chân dung sao?), cho bạn cái nhìn tổng quan đối với phần lớn ảnh chân dung (“phần lớn” bởi vì có một số lý do nghệ thuật mà bạn phải sử dụng một giá trị aperture khác để thu về một hiệu ứng đặc biệt. Tuy nhiên với đa phần tình huống khi bạn chụp ảnh chân dung, bạn chỉ cần lấy aperture ở f/11 và để tâm đến các vấn đề khác như ánh sáng, sự biểu cảm trên nét mặt..)
Sử dụng hậu cảnh đồng màu
Hậu cảnh (background) thực sự là một thách thức đối với ảnh chân dung bởi vì nói chung chúng thường nằm cùng hướng, nơi người chụp muốn lưu lại nét mặt, sự biểu cảm và cả linh hồn của người làm mẫu. Đó là lý do tại sao rất nhiều nhà nhiếp ảnh lại chụp ảnh chân dung trên một hậu cảnh đơn giản nhất có thể. Trong phòng chụp, tạo ra một hậu cảnh đồng màu không phải là lựa chọn tốn kém vì chúng có thể được tạo ra từ giấy. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà một tấm khổ lớn (53”x36”) có giá thành chỉ khoảng $25. Giá tiền đó hoàn toàn không tồi để có một hậu cảnh tốt cho một phòng chụp chuyên nghiệp (bạn có thể dễ dàng tìm chúng trong các cửa hàng máy ảnh). Một số nhà nhiếp ảnh chỉ buộc lại trong khi số khác lại dán chúng vào tường; nhưng lựa chọn tốt nhất có lẽ là mua một cái giá để giữ tấm nền đó lại (bạn có thể có một cái giá tươm tất với giá khoảng $70). Bây giờ, vấn đề tiếp theo là bạn sẽ sử dụng màu gì? Đối với những người mới bắt đầu, nên lựa chọn màu đen (để có những tấm ảnh chân dung ấn tượng) hoặc màu trắng (cho các trường hợp còn lại). Một điều thú vị nữa về hậu cảnh đồng màu trắng là nó luôn xuất hiện một hình mờ màu xám phía sau. Để hậu cảnh xuất hiện hoàn toàn là màu trắng nhưng hình minh họa ở trên, bạn sẽ phải sử dụng một hoặc nhiều nguồn sáng ở hậu cảnh nếu không ánh sáng từ đèn flash của bạn sẽ cho bạn một hậu cảnh màu xám. Màu xám không phải là màu hậu cảnh tồi (trái lại nó rất phổ biến) nhưng nếu bạn thực sự muốn màu trắng, hãy chắc chắn rằng bạn đã sắp đặt một hoặc hai nguồn sáng ở phía sau chủ đề, hướng về hậu cảnh. Nếu bạn bạn sử dụng hậu cảnh màu đen, bạn sẽ cần nhiều sáng hơn để làm nổi bật chủ đề (đặc biệt nếu họ có tóc màu đen). Trong trường hợp này, hãy cố gắng để họ đứng ra xa khỏi hậu cảnh.
Sử dụng hậu cảnh là tranh sơn dầu hay vải muslin
Tranh sơn dầu hay vải muslin không rẻ như là những cuộn giấy đồng màu nhưng chúng cũng đủ rẻ nếu bạn cân nhắc đến việc sử dụng chúng như một hậu cảnh mang tính trang trọng (một tấm tranh sơn dầu để làm hậu cảnh sẽ có giá khoảng $120). Những hậu cảnh này cũng rất ít chi tiết. Bạn nên mua một cái (ít nhất khi bắt đầu) thuộc dạng trung lập (phần lớn là màu xám hoặc màu nâu). Những hậu cảnh này thêm vào một số kết cấu trên tấm hình mà không làm loãng chủ đề. Chúng được sử dụng phổ biến trong nhiều kiểu hình chân dung từ trang trọng cho đến những tấm ảnh quảng cáo. Thêm một cái giá không đắt lắm (khoảng $70), bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có thể thay đổi hậu cảnh nhanh như thế nào chỉ bằng việc sắp xếp lại nguồn sáng.
Hậu cảnh khi chụp ngoài trời
Khi chụp chân dung ở ngoài trời, bạn sẽ không thể sử dụng các thiết bị nhằm tạo ra một hậu cảnh ít chi tiết được. Bởi vậy, bạn sẽ phải nghĩ về hậu cảnh của mình nhiều hơn. Nguyên tắc về hậu cảnh khi chụp ảnh chân dung ở ngoài trời là hãy giữ nó đơn giản nhất có thể. Hậu cảnh càng đơn giản, bạn sẽ có một bức hình chụp chân dung càng đẹp. Vì vậy, hãy đứng ở vị trí gần chủ đề nhất khi có thể. Đây chính là lúc bạn muốn phá bỏ nguyên tắc f/11 vì bạn có thể loại bỏ hậu cảnh bằng cách sử dụng độ mở ống kính (aperture) ở f/2.8 hay f/4 với tiêu cự mà bạn thích nhất. Nhớ rằng khi chụp với hậu cảnh ở ngoài trời, càng ít chi tiết đồng nghĩa với việc bạn thu được càng nhiều trên hình chụp.
Nguyên tắc đối với ánh sáng của hậu cảnh
Có một nguyên tắc đơn giản bạn có thể áp dụng để tránh khỏi các rắc rối. Khi bạn chọn một hậu cảnh đơn giản để chụp, hãy đảm bảo rằng hậu cảnh không sáng hơn chủ đề của bạn (hậu cảnh càng tối sẽ càng tốt bởi vì chụp một chủ đề tối trên một hậu cảnh sáng sẽ rất hiếm khi đạt được kết quả tốt)
Focus vào đâu
Nhiều năm qua, có nhiều ý kiến mâu thuẫn với nhau về việc đâu là nơi tối ưu nhất để đặt lấy focus khi chụp ảnh chân dung (má, chóp mũi, lông mày..). May mắn thay, đến thời điểm này mọi người đều nhất trí rằng nên focus trực tiếp vào mắt của chủ đề. Chụp ảnh ở f/11 và focus vào mắt sẽ tạo ra sự rõ nét hoàn hảo nhất trên toàn bộ khuôn mặt (và điểm quan trọng nhất là mắt sẽ được làm rõ. Trong một tấm ảnh chân dung thì đó là điểm quan trọng nhất).
Đặt máy ảnh ở đâu
Những tấm ảnh chân dung trông sẽ đẹp nhất khi bạn đặt máy ảnh ngang với tầm mắt của chủ đề. Vì vậy, nếu sử dụng tripod, hãy đặt nó ở độ cao tương đương với mắt họ. Điều này đặc biệt đúng khi bạn chụp ảnh trẻ con: không chụp hướng xuống khi chụp ảnh trẻ (cũng giống như khi bạn chụp ảnh những bông hoa) hoặc là bạn sẽ nhận được những bức hình đáng thất vọng. Vì vậy bạn nên để chúng cao ngang tầm mắt của bạn (đặt trên ghế) hoặc bạn phải hạ thấp tripod hay quỳ xuống. Kể cả khi bạn đã chụp trẻ ở độ cao thích hợp, bạn cũng nên quan tâm đến khoảng cách từ máy ảnh đến chúng. Tiêu cự bạn lựa chọn sẽ chỉ cho bạn biết khoảng cách này là bao nhiêu nhưng nếu bạn đứng cách trẻ khoảng 2.5m đến 3m, bạn sẽ có một tấm ảnh rõ nét nhất.
Vị trí của chủ đề trên khung ảnh
Nếu bạn đang chụp ảnh chân dung ngoài trời, đặc biệt với ảnh chân dung chính diện hay ảnh kiểu biên tập viên, có một nguyên tắc mà nhiều nhiếp ảnh chuyên nghiệp sử dụng là vị trí mắt của chủ đề sẽ nằm ở 1/3 khung hình tính từ trên xuống. Ngoài ra còn một thủ thuật nữa là đặt mắt chủ đề ở vị trí 1/3 tính từ dưới lên. Nó sẽ làm tấm hình chân dung của bạn nhìn trông ấn tượng hơn.
Mẹo khi tạo hình chân dung
Nếu bạn tìm kiếm một mẹo để có những bức hình chân dung ấn tượng, hãy cố gắng phóng to đến gần để gương mặt của chủ đề chiếm toàn bộ khung hình. Đồng thời hãy thử phóng to đến đủ gần để phần trên của đầu hay hai bên (tai) biến mất ra khỏi khung hình.
Lấy ánh sáng khi chụp ngoài trời
Mặc dù có rất nhiều ánh sáng khi chụp ngoài trời vào buổi trưa, phần lớn ánh sáng đều chiếu trực tiếp và sẽ tạo bóng không tốt trên mặt của chủ đề (chúng ta không bàn đến việc chủ đề thông thường cũng sẽ bị nheo mắt hay bị đổ mồ hôi). Vậy làm thế nào bạn có thể có một chụp được một tấm hình đẹp vào lúc 2h chiều? Câu trả lời là hãy chụp chủ đề ở nơi có bóng râm, nơi mà ánh sáng mềm mại hơn, bóng cũng sẽ ít nổi và mờ nhạt hơn. Tất nhiên, bạn không nên chuyển vào chụp trong một cái hang mà chỉ chuyển vào vùng có bóng râm, ở gần nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp (thông thường là dưới một tán cây lớn, ở dưới ban công hay mái vòm một tòa nhà, dưới một cái ô...) Chỉ cần tìm một vị trí mà bạn có thể tránh khỏi ánh nắng mặt trời, bạn sẽ có thể chụp những tấm ảnh chân dung khi chủ đề không bị nheo mắt, ánh sáng cũng mềm mại và đẹp hơn. Bức hình ở trên là một ví dụ hoàn hảo cho những gì chúng ta vừa mới bàn. Ảnh bên trái bị ánh sáng chiếu trực tiếp trong khi ảnh ở bên phải, với cùng một mẫu, chụp sau đó tầm một phút ở vị trí cách chỗ cũ khoảng 9.5m trong bóng râm. Lưu ý rằng ánh sáng càng mềm mại và ấm áp bao nhiêu, màu sắc càng ấn tượng bao nhiêu thì mẫu trông sẽ càng đẹp bấy nhiêu. Tất cả những gì tôi làm chỉ là di chuyển cô ấy vào trong bóng râm nhưng nó lại tạo ra một sự thay đổi lớn.
Lấy ánh sáng khi chụp ngoài trời
Những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp sử dụng bí quyết gì để có những bức ảnh ngoài trời đẹp mà không phải sử dụng ánh sáng studio đắt tiền? Cây trả lời là sử dụng loại ánh sáng tốt nhất là ánh sáng tự nhiên. Đây là loại ánh sáng hoàn hảo mà những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp không sử dụng loại nào khác đối với những tấm ảnh chân dung. Để tận dụng được nguồn sáng tuyệt vời này, chỉ cần để chủ đề của bạn bên cạnh một cửa sổ trong nhà, văn phòng, phòng chụp… nhưng không bị ánh sáng chiếu vào trực tiếp. Cửa sổ bị bẩn thì thậm chí còn tốt hơn vì nó giúp khuếch tán ánh sáng, làm ánh sáng trông mềm mại hơn. Nếu cái cửa sổ duy nhất của bạn bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào, cố gắng thử sử dụng vải mỏng (đến mức bạn có thể nhìn xuyên qua, nó sẽ giúp khuếch tán ánh sáng). Bạn có thể bảo mẫu đứng hoặc ngồi nhưng để giữ ánh sáng đồng đều hơn, hãy đảm bảo rằng chủ đề không bị ánh sáng từ cửa số chiếu trực tiếp vào. Bóng trên các phía của gương mặt càng mềm mại sẽ làm nổi bật, mang lại độ sâu và sự ấn tượng cho tấm hình.
Đừng quên thủ thuật với rèm cửa
Trong trường hợp cửa sổ bị ánh sáng chiếu trực tiếp, bạn có thể sử dụng kính che cửa phòng tắm, nó sẽ có tác dụng trong trường hợp này. Mặc dù chủ đề của bạn có thể nghĩ rằng bạn sẽ thiếu ánh sáng khi dùng nó nhưng những người chiêm ngưỡng tác phẩm của bạn sẽ ngạc nhiên mà trầm trồ: “Thật mềm mại, người bố trí ánh sáng trong bức ảnh phải là một thiên tài”.
Chụp ảnh đối với trẻ sơ sinh
Có lẽ bạn đã nghe đến việc chụp ảnh cho những đứa trẻ mới sinh khó như thế nào. Đó là sự thật nhưng chụp ảnh những đứa trẻ mới sinh có một thuận lợi riêng là chúng luôn ngủ. Những đứa trẻ mới sinh dành phần lớn thời gian trong ngày của chúng cho việc ngủ, vì vậy để có một bức ảnh đẹp dễ dàng hơn là bạn nghĩ. Tuy nhiên, bạn phải đặt chúng ở vị trí thích hợp, nếu không mọi người sẽ nói những lời đại loại như: “Ôi, thật chán là nó đã ngủ mất rồi”. Thông thường, mọi người thích những đứa trẻ mở to mắt và cười trong tấm ảnh nhưng có một kiểu ảnh rất phổ biến về những đứa trẻ mới sinh khi đứa trẻ cùng với bố (hay mẹ nó) đang cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc yên tĩnh. Đó thực sự là một tập hợp những khung cảnh có thể sử dụng cho ảnh chân dung. Tôi nhìn thấy kiểu ảnh này lần đầu tiên khi David Ziser (nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với thể loại chân dung và ảnh đám cưới) dành cả một buổi tối để chụp hình đứa con gái mới sinh của tôi, Kira. David sắp xếp khung cảnh theo ý thích anh ấy bằng một kĩ thuật đơn giản nhưng cực kì hiệu quả (cả tôi và vợ tôi đều đang mặc một cái áo len dài tay cổ lọ màu đen). Sau đó, anh ấy chụp ảnh Kira khi vợ tôi đang bế nó trên tay (tôi chụp sau đó). David chụp rất gần (zoom in), vì vậy, về cơ bản, thông điệp bạn được truyền tải từ bức hình là một đứa trẻ bé bỏng đang nằm yên bình trong vòng tay mẹ nó (và cha nó). Bạn có thể sử dụng đèn flash khuếch tán hoặc bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên từ bên cạnh cửa sổ.
Ảnh chân dung lúc hoàng hôn
Mọi người đều muốn chụp ảnh chân dung lúc hoàng hôn bởi vì bầu trời lúc đó trông thật tráng lệ, vấn đề là (a) chủ đề của bạn hoặc là hiện ra như một cái bóng bởi vì cảnh hoàng hôn ở phía sau họ, hoặc là (b) bạn phải sử dụng flash và chủ đề của bạn trông khá nhạt nhòa (bị bạc màu). Trong trường hợp này, trước hết bạn tắt flash và hướng lên bầu trời. Sau đó nhấn nút chụp ½ để lấy exposure từ bầu trời và trong khi vẫn giữ nút chụp ở vị trí ½ (hoặc bạn có thể nhấn vào nút khóa exposure trên máy của bạn), bạn xây dựng lại ảnh bằng cách hướng về chủ đề, bật flash lên và chụp chủ đề với ánh sáng đèn flash. Theo cách này, chủ đề của bạn sẽ được chiếu sáng bởi flash những bầu trời nhìn trông vẫn rất đẹp. Đây là một thủ thuật cũ nhưng vẫn được sử dụng vì nó làm việc rất tốt.
Chụp ảnh chân dung dưới ánh sáng tự nhiên tốt hơn với gương phản xạ
Nếu bạn đang chụp ảnh chân dung dưới ánh sáng tự nhiên, có một thứ bạn có lẽ phải sử dụng để tấm hình của bạn trông đẹp hơn: một (tốt hơn là hai) tấm gương phản xạ có thể gập lại (tôi chọn loại có thể gập lại bởi vì chúng sẽ không chiếm quá nhiều diện tích khi ta không sử dụng). Bạn không cần phải là một nhiếp ảnh gia thành công mới có thể sử dụng vì chúng không quá đắt. Hơn nữa nó sẽ loại bỏ những vùng bị bóng trên ảnh chân dung và khiến ánh sáng trông tự nhiên hơn. Bạn chỉ đơn giản sử dụng chúng để phản chiếu ánh sáng thực từ cửa sổ vào những vùng bị bóng trên chủ đề
(Phạm Hải Đăng)
.
http://vuanhiepanh.com/thiet-bi-nhiep-anh/ong-kinh-may-anh/Ong-kinh-tot-nhat-de-chup-anh-chan-dung-23.html
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCám ơn AD. Đây là bài viết rất thiết thực cho những ai đam mê chụp ảnh.
Trả lờiXóaLinh Cường – Nhân viên Marketing
-------------------------------------------------------------------
• Xem chi tiết về Các cách để tìm một nhiếp ảnh gia phù hợp
• Hoặc Cac cach de tim mot nhiep anh gia phu hop