Juri Rudnev
Trần Đình Sử dịch
1. Xuất phát từ chỗ, tính chính xác về thuật ngữ là điều kiện cần phải được đảm bảo trong bất cứ công trình nào có tham vọng trở thành khoa học, cho nên ở đây chúng tôi xem xét diễn ngôn như là một khái niệm của lí luận văn học. Mục đích cuối cùng của tôi là đưa ra một định nghĩa của riêng mình về diễn ngôn.
Điều này là cần thiết, cho dù trong khoa học hiện đại người ta hiểu diễn ngôn trên thực tế hầu như là tất cả những gì mà người ta nghiên cứu. Thông thường ít ai nói đến cách hiểu của mình về thuật ngữ, khi giới thiệu với người nghe, người đọc thì tạo ra cho họ một khả năng tuyệt vời là muốn hiểu thế nào thì hiểu. Nhưng sự tổng hợp các tri thưc nghe được với ngữ cảnh cụ thể thì không phải bao giờ cũng đem đến một cách hiểu nhất quán (mà đó là đòi hỏi bắt buộc đối với thuật ngữ) về cái gì đứng đằng sau thuật ngữ “diễn ngôn”. Và nếu các nhà xã hội học và các nhà ngữ học có thể hiểu nhau (mà phần lớn trường hợp nhà xã hội học hiểu nhau nhiều hơn, nhà ngữ học hiểu nhau ít hơn) nhờ vào việc trích dẫn các định nghĩa đã có, cho nên các nhà nghiên cứu văn học ở vào tình huống phức tạp. Tôi xin dẫn một đoạn trích:
“Trong môi trường hàn lâm, theo kinh nghiệm, mọi người đều biết chúng ta chẳng ai phàn nàn gì về “diễn ngôn”. Nó thường được xướng lên (trong mọi trường hợp, trong nghiên cứu văn học) rồi kết thúc bằng ngữ điệu như là tổng kết, “diễn ngôn là thế đấy”, hay “xin lỗi vì tôi đã trót dùng từ diễn ngôn” hay “tôi đã nói chỉ có anh/chị là không được diễn ngôn mỉm cười”. Khi sự dụng từ đó một cách trang nghiêm và trực tiếp anh sẽ mạo hiểm tự đặt mình vào kẻ ăn theo nói leo, sự thông thái tự đắc, nhưng đáng thương là điếc đặc với ngữ cảnh giao tiếp thông thường (tương tự như một người khi người ta hỏi “Ngoài phố thế nào?” thì anh ta trả lời, “theo dự báo thời tiết trên đài truyền hình thì…”)” (Vedediktova).
Tình huống được mô tả ở đây không thể coi là chấp nhận được, từ đó có thể rút ra kết luận, dù cho có thể có nhiều trách cứ về thói mọt sách, chúng tôi vẫn đề xuất quan niệm của mình về diễn ngôn như là yếu siêu ngôn ngữ của nghiên cứu văn học.
2. Diễn ngôn là một thuật ngữ đang hoạt động tích cực trong đời sống hôm nay của các ngành ngôn ngữ học và xã hội học. Trong xã hội học nó gắn liền trước hết với khái niệm ý thức hệ. Ý thức hệ trong những năm gần đây đã trở thành đối tượng của nghiên cứu đa ngành, liên ngành (như Van Deik). Vì thế việc hiểu diễn ngôn trong lí luận văn học cần được cụ thể hoá một cách thích đáng đối với các nhà khoa học hữu quan.
ở đây trước hết xảy ra sự phức tạp đầu tiên. Cách hiểu của ngôn ngữ học về diễn ngôn khá khác nhau, trong đó có những quan niệm phức tạp mà người ta đã hiểu một cách khoa học (Saussure, Benviniste…). Ngay một sự tổng thuật sơ lược các quan niệm ấy cũng là một việc khó mà chúng tôi không đặt ra ở đây. Vì thế phải nói ngay rằng ở đây chỉ nhắc đến và phân tích những nguyên lí ngôn ngữ học quan trọng nhất đối với nghiên cứu diễn ngôn trong văn học.
Patric Serio nhắc đến 8 nghĩa của thuật ngữ diễn ngôn, mà ở đây chúng tôi chỉ lưu ý mấy điểm quan trọng:
(1) Lời nói trong ý nghĩa của Saussure phân biệt với ngôn ngữ, túc là bất kì lời phát ngôn ( nói) cụ thể nào.
(3)Trong phạm vi lí thuyết phát ngôn hay dụng học, tác động của phát ngôn đối với người nhận, và việc đưa nó vào tình huống phát ngôn (cái mà chủ thể – người phát ngôn và người nhận hiểu trong thời điểm và địa điểm phát ngôn).
(7) Chỉ hệ thống những hạn chế đem áp đặt cho số lượng không hạn chế những phát ngôn, xuất phát từ lập trường xã hội hay ý thức hệ (chẳng hạn diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn hành chính..) (Serio, 1999, 26).
Phát triển một cách triệt để những khuynh hướng này chúng tôi sẽ nêu ra cách hiểu của mình về diễn ngôn.
3. Hiểu diến ngôn như là lời nói, đối lập với ngôn ngữ, khi chuyển vào toạ độ của nghiên cứu văn học cần thiết phải nêu ra phạm trù văn bản. Điều này gián tiếp khẳng định việc chuyển dịch thuật ngữ tiếng Pháp Discours sang tiếng Nga (дискурс) là “diễn ngôn”(Averinxev): lời nói, kiểu lời nói, văn bản, diễn ngôn, kiểu văn bản. (Ilin, 1975, 453). “Lời nói” như một sự thực trong văn học bao giờ cũng là văn bản viết. Khái niệm văn bản thì đã được nghiên cứu khá kĩ rồi. Vấn đề còn lại là đồng nhất hay phân biệt hai khái niệm đó. Chúng tôi cho rằng chọn thuật ngữ thứ hai hay thứ nhất không quan trọng đối với nghiên cứu diễn ngôn.
Van Deik đã phân biệt diễn ngôn và văn bản khá thuyết phục: “diễn ngôn là văn bản được đặt ra một cách thực tiễn, thực tế, còn văn bản là cấu trúc ngữ pháp trừu tượng của lời nói phát ra. Diễn ngôn là khái niệm liên quan đến lời nói, hành động lời nói thực tiễn. trong khi đó văn bản là khái niệm liên quan đến hệ thống ngôn ngữ hay tri thức ngôn ngữ học hình thức hay sở trường ngôn ngữ học.”
Nhưng ở đây ta thấy diễn ngôn không phải là lời nói thực sự (parole), mà chỉ là khái niệm trừu tượng về lời nói. Tra từ điển thì diễn ngôn là văn bản có tính liên kết trong tổng hoà với các nhân tố ngoài ngôn ngữ, xã hội học, tâm lí học…và các nhân tố khác, còn văn bản được xem xét về phương diện sự kiện” (Arutiunova,1990, 136)
Như thế diễn ngôn không phải là văn bản, nhưng có mặt trong văn bản, nếu như xem văn bản là chuỗi/phức hợp những phát ngôn, tức là kết quả của hành động (giao tiếp) hay lời nói.
4. Xem xét diễn ngôn theo quan điểm dụng học (một bộ phận trong bộ ba ngữ nghĩa, cú pháp, dụng học theo quan điểm kí hiệu học Morrice, 2001) thì phải bắt đầu phân tích sơ đồ do Bisuant (Thuỵ sĩ) đề xuất ‘ngôn ngữ là hệ thống, một cấu tạo trí tuệ trừu tượng được giả thiết, diễn ngôn – sự tổ hợp, nhờ đó người nói sử dụng được mã của ngôn ngữ (tức là nghĩa), lời nói là cơ chế cho phép thực hiện những tổ hợp ấy ( tức là hành vi tạo nghĩa). Ta thấy phần hai và ba của Morrice thuộc về ngôn ngữ học, còn phần hai, phần nhiều được giới nghiên cứu văn học quan tâm. Thứ nhất, diễn ngôn ở đây dược hiểu là của người nói (người viết), điều này quan trọng đối với lí luận văn học, nơi mà tác giả bao giờ cũng là trung tâm chú ý của nhà nghiên cứu, thậm chí là khi người ta tuyên bố nó đã chết. Thứ hai, ở đây chỉ ra vai trò của diễn ngôn như là một thứ mã, được người nói sử dụng để thực hiện mã ngôn ngữ phổ quát.
Xin dẫn thêm một đoạn trích: “Trong ngôn ngữ học Pháp chiếm chủ đạo là lập trường bắt nguồn từ Benviniste: diễn ngôn không phải giản đơn là tổng cộng của các câu, mà khi sản sinh ra chúng diễn ra một sự tách rời với cấu tạo ngữ pháp của ngôn ngữ. Diễn ngôn là một khách thể kinh nghiệm mà nhà ngôn ngữ đụng đến nó khi anh ta khám phá cái môi trường của chủ thể hành động phát ngôn, những yếu tố hình thức cho thấy cách hiểu ngôn ngữ của người nói (Guiom Maldide, 1999, 124)
ở đây ta thấy, về thực chất, việc khẳng định rằng diễn ngôn có thể được hiểu như là một mã cá nhân, đứng trên mã ngôn ngữ (tức là tổng thể những yếu tố hình thức), bắt tổ chức ngữ pháp của ngôn ngữ phụ thuộc vào chính cá nhân đó (cho đến khi tách rời nó). Hiểu cái mã đó đòi hỏi từ phía người tiếp nhận những nổ lực nhất định, hướng tới sự gắn kết với mã của diễn ngôn và, như vậy, tự đặt mình vào tình huống của phát ngôn.
Bây giờ cần nhắc đến A. Greimas và J. Kurte, những người trong từ điển giải thích của mình đã đồng nhất diễn ngôn với quá trình kí hiệu học, khẳng định rằng, toàn bộ tất cả các sự thật kí hiệu (quan hệ, đơn vị, thao tác…), có trên trục kết hợp của ngôn ngữ (1983, 488), có thể xem là thuộc về lí thuyết diễn ngôn.(trong công trình này hai tác giả đối chiếu hai hệ thống mô hình hoá thứ sinh của các nhà kí hiệu học xô viết với khái niệm diễn ngôn được đề xuất ở Pháp, là cái cần phải giải thích như là quá trình, dựa trên tiến đề của hệ thống). quan niệm sau có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, bởi vì đưa các thông số thuộc mã, hệ hình vào khái niệm diễn ngôn như là mã, và do đó mà có tính hệ thống.
5. Còn như đề cập đến ý nghĩa thứ ba của Serio, thì nó đã khá rõ, không cần bình luận gì thêm nữa. Ý nghĩa của nó đối với cách hiểu của lí luận văn học về điễn ngôn, có thể kết lại vào hai điểm sau:
1.Từ ngữ có thể biến đổi ý nghia phụ thuộc vào quan điểm của những ai sử dụng chúng (Guyom Maldide, 1999, 142)
2.Những thay đổi đó dẫn đến sự thu hẹp khoảng cách ý nghĩa vì, một trong những thành phần của diễn ngôn là ý thức hệ (ở đây hiểu hết sức khái quát và trung lập về mặt giá trị như là một hệ thống định hướng của chủ thể phát ngôn) – là hệ thống những hạn chế được coi là chuẩn mực, và là hệ thống sử dụng khái niệm lệch chuẩn (điều này đặc biệt quan trọng đối với cách hiểu của chúng ta về diễn ngôn)
6. Như vậy bằng cách hiểu có lựa chọn những cách hiểu khác nhau từ các bộ môn khoa học liên ngành với nghiên cứu văn học, có thể nêu ra định nghĩa về diễn ngôn như sau:
Diễn ngôn - đó một chiều kích của văn bản, được hiểu như một chuỗi/một phức hợp các lời phát ngôn (tức là quá trình và là kết quả của hành vi giáo tiếp (nói), chiều kích ấy đòi hỏi trong bản thân nó những quan hệ thuộc trục kết hợp và trục lựa chọn, giữa các yếu tố hình thức tạo hệ thống và làm nổi bật lên những định hướng lựa chọn ý thức hệ của chủ thể phát ngôn, giới hạn sự vô hạn về ý nghĩa của văn bản.
7. Bây giờ nói về diễn ngôn như là yêú tố siêu ngôn ngữ của nghiên cứu văn học.
Sự hiện diện của yếu tố đó không gây ra nghi ngờ gì. Điều này có thể dẫn ra một số tài liệu chọn lựa tiện tay cũng thấy được. Có điều nhiều tác giả không nêu ra định nghĩa về diễn ngôn, họ chỉ hiểu nó một cách trực giác. Ví dụ như Tz. Todorov.
Todorov viết: “Các quy tắc ngôn ngữ bắt buộc đối với những ai dùng ngôn ngữ, chỉ là một phần của các quy tắc điểu khiển sự sản sinh ra sản phảm lời nói cụ thể. Trong ngôn ngữ, với những mức độ nghiêm nhặt khác nhau chỉ quy định một số quy tắc tổ hợp các phạm trù ngữ pháp bên trong câu, quy tắc phát âm, các ý nghĩa phổ biến của từ ngữ. Giữa tổng hoà các quy tắc đó mà bất cứ phát ngôn nào cũng tuân theo không có ngoại lệ nào và dặc điểm của lời phát ngôn cụ thể có một hố sâu không thể vượt qua được.” (Todorov, 1983, 366 – 367)
Cái hố sâu đó được lấp bằng bởi, theo Todorov, các quy tắc thuộc từng loại diễn ngôn, đặc biệt là những hạn chế mà tình huống giao tiếp/phát ngôn đặt ra. Do đó đặc trưng của diễn ngôn được xác lập bằng cách chỉ ra nó nằm ngoài ngôn ngữ, nhưng ở phía phát ngôn, tức là được cấp cho sau ngôn ngữ, nhưng trước phát ngôn. (1983, 367)
Mỗi loại diễn ngôn đến lượt mình lại được xác định bằng một loạt quy tắc mà nó phải thực hiện. Chẳng hạn sonnet là môt kiểu diễn ngôn đặc trưng bởi những giới hạn bổ sung đặt ra cho vần và nhịp (…)
Đặc điểm nghịch lí của hàng loạt quy tắc diễn ngôn là ở chỗ chúng thủ tiêu tác động của các quy tắc ngôn ngữ chung. (…)
Nhưng theo quan điểm tạo lập một diễn ngôn nhất định thì sự việc diễn ra bao giờ cũng là gia tăng số lượng các quy tắc, chứ không bao giờ giảm bớt. Bằng chứng là trong bất cứ việc rời bỏ chuẩn nào của phát ngôn thơ, chúng ta đều có khả năng khôi phục dễ dàng các quy tắc ngôn ngữ đã bị phá hủy, bởi vì nó không chỉ bị thủ tiêu, mà còn bị thay thế bởi nhiều quy tắc khác (1983, 367)
Chúng tôi cố ý trích dẫn dài dòng để chứng minh cho rõ rệt rằng quan điểm của Todorov gần gủi với chúng tôi biết chừng nào. Nhưng Todorov còn tiến một bước xa hơn về phía nghiên cứu văn học.
“Trong nghiên cứu văn học các quy tắc thuộc diến ngôn thường được nghiên cứu trong các phần như thể loại, có khi là phong cách, phương thức…(1983, 367)
trong đoạn trích này về thực chất chứa đựng một phần hệ hình trong cách hiểu hệ thống của chúng tôi về diễn ngôn. Chúng tôi dùng ví dụ của Todorov để minh họa.
Giả thử trước mắt ta là sonatte Ánh trăng trong sách tuyển của K. Balmont. Phân tích văn bản này như một quá trình và kết qủa của hành vi phát ngôn chúng ta có được sự phân tích diễn ngôn của bài Sonatte Ánh trăng. Diễn ngôn ở đây là tính liên tục của các yếu tố hình thức ( Từ, cú, câu, dòng thơ…) tức là có sẳn chiều kích kết hợp của diễn ngôn (ta gọi là diễn ngôn-S)
Tiếp theo ta có thể chỉ ra chiều lựa chọn của diễn ngôn này (gọi là diễn ngôn-R), và không chỉ có thế. Thứ nhất, diễn ngôn-R của bài sonatte với sự hạn chế về vần và nhịp điệu. Thứ hai, diễn ngôn-R của chủ nghĩa tượng trưng với sự hạn chế và quy tắc ngôn từ (xem Hoffman, 1937), sau đó diễn ngôn-R của Balmont tất nhiên vẫn thuần tuý ngôn ngữ. Tiếp theo có thể tách ra diễn ngôn-R về mặt motip và hình tượng của chủ nghĩa tượng trưng, diễn ngôn-R của Balmont về motip và hình tượng, cứ thế đến vô tận. Mỗi hệ hình mới của điễn ngôn sẽ cung cấp những hạn chế mới, mà những hạn chế ấy trong độ tột cùng sẽ làm cho mỗi âm thanh trong văn bản bị quy định, không nói về ngôn từ (cơ chế này đã được thấy đối trọng trong “bậc thang tự do” của Roman Jakobson tồn tại trong các quy tắc kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ và dẫn lên trên khỏi cấp độ ngữ âm (ở đó sự tự do của chủ thể phát ngôn kết hợp với các yếu tố của ngôn ngữ đã bị hạn chế rất nhiều bởi các thuộc tính của ngôn ngữ) cho đến cấp độ kết hợp và cao hơn khi “trong sự sáng tạo văn bản bằng các tác động của các quy tắc hạn chế kết hợp giao nhau và tự do của mỗi người nói đạt được tối đa, đặc biệt nếu cơ chế đó không bám chặt vào nhiều quy tắc công thức (Péchau, 1999, 312). Các diễn ngôn kết hơp với các hạn chế có thể xuất hiện như các chức năng đẳng trị của các công thức ngôn ngữ.
Như vậy, diễn ngôn-S được quan niệm như cái mắt xích độc đáo trên mặt cắt của nhiều diễn ngôn tác động lẫn nhau. Những tác động này có khả năng tham gia vào nhau trong các quan hệ khác nhau, cho phép nói về liên diễn ngôn (thuật gữ này dùng trong ý nghĩa siêu ngôn ngữ của trường phái phân tich diễn ngôn Pháp/ xem Serio, 1999, /Kbadrtura, 1999). Liên diễn ngôn thuộc trục kết hợp có thể dùng với nghĩa của thuật ngữ truyền thống “phong cách”(Rất tiếc là không có tính xác định về thuật ngữ). Nghiên cứu về phương diện này chúng tôi thấy cực kì có triển vọng.
8. Nhưng cái nhành có tính chủ nghĩa cấu trúc như thế quan niệm diễn ngôn không tính đến phương diện dụng học mà tầm quan trọng của nó chúng tôi đã nếu trong định nghĩa bước đầu. Vâng, và thực tế cũng cho thấy, không một cấu trúc chặt chẽ nào, không một hệ thống chắc chắn nào lại có thể làm việc trong trong văn học mà không phải vật lộn, bởi vì mỗi một trong vô vàn ngoại lệ bao giờ cũng xuất hiện trong văn bản diễn ngôn-S, nó đòi hỏi phải xem lại hệ thống hoặc là coi hệ thông đó không hoàn thiện. Nhưng có một con đường khác: thay vì phân tích những ngoại lệ, người ta giải thích bản chất của chúng và đưa chúng vào hệ thống nguyên nhân đã làm cho các ngoại lệ kia xuất hiện. Hơn nữa, không hạn chế số lượng các nguyên nhân là như thế để cho hệ thống có tiềm năng mở. Tính mở này là tất yếu vì bình diện dụng học của diễn ngôn.
Tâm thế dụng học hay là ý thức hệ của chủ thể phát ngôn có khả năng bẻ gãy hệ thống trong diễn ngôn-S, nhưng không thể thay thế diễn ngôn-R, cũng giống như không một diến ngôn-R nào có thể thay thế được mã của ngôn ngữ. Diễn ngôn-R của sonet đối với tác giả có thể đứng ở vị trí của ngôn ngữ do truyền thống phong phú cũng như tính quy phạm chặt chẽ của nó. Điều đó có thể thúc đẩy tác giả, chẳng hạn, sáng tạo ra diễn ngôn-R của sonet được viết bằng thơ tự do, trên nền tảng diễn ngôn-R của bài sonet mang tính quy phạm. Còn bởi vì bài sonet quy phạm được sáng tạo trên cở sở của ngôn ngữ thơ, là cái ngôn ngữ tự nó có thể được sáng tạo trên nền tảng của ngôn ngữ có tính thứ nhất của diễn ngôn-R, cho nên chúng ta sẽ thu được một cấu trúc bức xạ có điểm khởi đầu là ngôn ngữ, mà không có điểm kết thúc. Việc khôi phục lại diễn ngôn-R trong từng trường hợp cụ thể của từng tiết đoạn nhất định của chuỗi diễn ngôn-R, nó cho phép giải thích từng sự đi lệch cụ thể khỏi hệ thống, và khôi phục lại hệ thống.
Chỗ khiếm khuyết duy nhất owrddaay là không có khả năng nghiên cứu đến tận cùng tri thức về tâm thế dụng học và ý thức hệ của tác giả. Nhưng điều đó không giải phóng người nghiên cứu khỏi việc khám phás cái khối các ý nghĩa mà anh ta có thể làm được. Bởi chính cái sự thật là các nhà thơ tiền phong chủ nghĩa có khả năng làm ra một cái gì hoàn toàn không thể hiểu được trên cơ sở các kích thích hay niềm tin không thể hiểu được, thì nhà ngữ học cũng không thể giải thoát khỏi việc nghiên cứu ngôn ngữ của nó.
9. Cuối cùng, khép lại những gì đã nói về vấn đề diễn ngôn, chúng tôi cần phải ghi nhận rằng, mục đích đặt ra không thể hoàn thành trọn vẹn. Sau khi đã tạo ra một quan niệm độc đáo về diễn ngôn, song chúng tôi không thể đưa ra một định nhĩa rõ ràng về diễn ngôn. Lí do là vì một khái niệm diễn ngôn thống nhất đã bị chia ra làm ba phần chủ yếu mà ở đây cần phải điểm lại.
9.1. Văn bản-diễn ngôn-S vốn là quá trình và kết quả của hành vi nói;
9.2. Hệ thống-diễn ngôn-R của các quy tắc và hạn chế mà tiêu chuẩn để vạch nó ra
Có thể là các nhân tố khách quan (như thể loại), có thể là chủ quan (như giả thiết có mức độ tùy tiện của nhà nghiên cứu), nhưng với các nhân tố đó ta có thể xác lập được những mâu thuẫn có tính hệ thống bên trong diễn ngôn-S trên cấp độ siêu diễn ngôn;
9.3. Siêu diễn ngôn (cái đẳng trị của “phong cách”) – là trường tác động qua lại của diễn ngôn-R bên trong diễn ngôn-S.
Thư mục
- Arutiunova N. D. Diễn ngôn//Từ điển bách khoa ngôn ngữ học, M., 1990, c. 136-137.
- Van Deik T. A. Định nghĩa dieenxn ngôn, 1998, [WWW-документ] URLhttp://www.nsu.ru/psych/internet/bits/vandijk2.htm
- Venediktova D. Giữa ngôn ngữ và diễn ngôn: khủng hoảng của giao tiếp.
- Guiom. J. Maldid D. Về các thủ pháp giải thích mới nhất hay là vấn đề ý nghĩa theo quan điểm phân tích diễn ngôn. M., 1999. c. 124 – 136.
- Hoffman V. Ngôn ngữ của các nhà tượng trưng chủ nghĩa. Ln., M., 1937, t. c. 27 – 28.
- Greimas A.J. Courrt J. Kí hiệu học. Từ điển giải thích lí thuyết ngôn ngữ//Kí hiệu học, M., 1983, c. 481 – 550.
- Ilin I. P. Từ điển các thuật ngữ của chủ nghĩa cấu trúc Phấp.//Chủ ngĩia cấu trúc – tán thành hay phản đối. M., 1975, 450 – 461.
- Tứ giác nghĩa, M., 1999.
- Morrice Ch. W. Nguyên lí lí thuyết kí hiệu: Kí hiệu học – Bản thể luận. 2001, c.45 – 97.
https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8966113399345722734#editor/src=sidebar
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét