Bản tiếng Việt
Dẫn nhập
Việt nam và Trung Quốc là hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông, văn hóa lịch sử có nhiều nét tương đồng. Đã có nhiều người nghiên cứu so sánh về nhiều lĩnh vực giữa hai nước, như lịch sử, ngôn ngữ, sáng tác văn học, nhưng lại rất ít người nghiên cứu so sánh lí luận văn học, đặc biệt là lí luận văn học đương đại giữa hai nước. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng đối với hai nước có nhiều điểm tương đồng, lại trải qua quá trình giao lưu ảnh hưởng lâu đời thì đem so sánh bất kì lĩnh vực nào cũng đều mang lại giá trị không nhỏ. Lý luận văn học đương đại Việt Nam, Trung Quốc chuyển biến như thế nào? Trong quá trình chuyển biến có điểm nào tương đồng, điểm nào khác biệt? Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng dị biệt đó là gì? Trả lời được những câu hỏi này sẽ góp phần chỉ ra quy luật vận động, phát triển của lí luận văn học của hai nước, thậm chí là của các nước Đông Nam Á.
1. Nét tương đồng trong sự chuyển hướng lí luận văn học đương đại của Việt Nam và Trung Quốc
Điểm tương đồng của lí luận văn học đương đại Việt Nam và Trung Quốc là gì? Trước khi giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải tìm hiểu sự biến đổi sâu sắc trong kết cấu văn hóa xã hội và hiện thực lịch sử của hai nước. Đây có thể coi là xuất phát điểm cho sự nghiên cứu vấn đề chuyển hướng lí luận văn học đương đại của Việt Nam và Trung Quốc. Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, cả hai nước đều bị thực dân xâm lược. Năm 1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập, năm 1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, năm 1979 Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, sau đó một chút thời gian, năm 1986 Việt Nam cũng tiến hành cải cách.
Từ thời lập nước đến lúc cải cách mở cửa Trung Quốc và Việt Nam đều trải qua quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, quốc sách về cơ bản đều lấy đấu tranh giai cấp làm nền tảng, văn hóa chính trị đóng vai trò chủ đạo trong nền văn hóa, học thuật chủ yếu chịu ảnh hưởng của lí luận Xô Viết. Từ cải cách mở cửa đến nay, cả hai nước đều mở rộng quan hệ giao lưu hữu hảo đối với các quốc gia phương Tây, tiếp thu tinh hoa của phương trời mới này, đấu tranh giai cấp nhạt dần. Từ sau 1990, văn hóa, chính trị, kinh tế của hai nước đều diễn ra sự biến đổi vô cùng lớn lao.
Vai chính trên vũ đài xã hội đã có sự biến đổi: quốc sách từ lấy đấu tranh giai cấp làm nền tảng chuyển sang lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; quy tắc xã hội cũng có sự biến hóa: cơ chế vận hành kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường; đời sống tinh thần cũng chuyển từ tinh thần nhân văn truyền thống sang tinh thần thương nghiệp hiện đại, những giá trị cũ bị xem xét lại, thậm chí bị tấn công mãnh liệt. Văn hóa chính trị từng một thời chiếm địa vị chủ đạo dần dần nhường chỗ cho văn hóa tiêu dùng, văn học buộc phải tham gia vào quá trình lưu thông của thị trường, sản nghiệp văn hóa được đề cao, loại hình thẩm mĩ của văn hóa chuyển dần sang loại hình vui chơi giải trí, hưởng thụ, chuyển từ giá trị tinh thần sang giá trị tiêu dùng. Phương tiện truyền thông hiện đại xuất hiện đã tạo nên biến động lớn trong văn hóa đại chúng, ti vi, internet, quảng cáo, ca khúc thời thượng… chiếm vị trí trung tâm trong nền văn hóa.
Trong điều kiện đó, lí luận văn học đương đại Việt Nam và Trung Quốc trải qua ba lần chuyển hướng. Tuy thời điểm chuyển hướng cụ thể không hoàn toàn trùng khít nhau nhưng về bản chất là tương đồng. Lần chuyển hướng thứ nhất là từ lí luận đơn thuần phục vụ chính trị chuyển sang nghiên cứu thẩm mĩ, văn bản, nghiên cứu cứu quy luật nội tại. Lần chuyển hướng thứ hai là chuyển sang hướng nghiên cứu văn hóa. Lần chuyển hướng thứ ba bao hàm cả hai lần chuyển hướng trên, đó là chuyển từ đơn nguyên sang đa nguyên. Dưới đây chúng tôi sẽ tiến hành bàn luận cụ thể về ba lần chuyển hướng này.
1.1. Chuyển sang nghiên cứu thẩm mĩ, văn bản, quy luật nội tại
Trước cải cách mở cửa, lí luận văn học Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu chịu ảnh hưởng của lí luận văn học Xô Viết, có thể nói lí luận văn học hai nước thời kì đó mang “mô hình của lí luận văn học Liên xô”, lí luận văn học chủ yếu là một bộ phận cấu thành của văn học cách mạng, là một loại hình thái ý thức chính trị có kết cấu đơn nhất. Phê bình trính trị xã hội học lấy “văn nghệ phục tùng chính trị”,”văn nghệ là công cụ đấu tranh giai cấp” chiếm địa vị chủ đạo. Lí luận văn học cũng trở thành hình thức diễn ngôn tuyên truyền chính trị. Không thể phủ nhận giá trị của loại lí luận văn học này, trong hoàn cảnh xã hội đặc thù, nó có những cống hiến không nhỏ đối với lợi ích của quốc gia, và bản thân nó cũng tạo nên không ít thành tựu đáng ghi nhận. Tuy vậy, trong thời kì này, lí luận văn học đã xa rời bản chất của văn học, coi nhẹ tính nghệ thuật và bản chất thẩm mĩ của văn học, chỉ nhấn mạnh tính chính trị, tính Đảng, tính giai cấp, tính tư tưởng, một bộ phận rơi vào xã hội học dung tục, tạo nên cục diện cứng nhắc, khép kín, đơn nhất.
Từ sau cải cách mở cửa, cùng với sự đổi mới của chính sách văn hóa xã hội, lần thứ nhất lí luận văn học tiến hành chuyển hướng: chuyển sang nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ, từ góc độ bản thể luận. Lí luận văn học từ một thời kì dài phụ thuộc vào xã hội học, triết học chuyển sang tìm kiếm chính bản thân mình. Nó phá vỡ chủ nghĩa giáo điều siêu hình từng ngự trị một thời gian dài trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, không khí đổi mới mở cửa đã thay đổi tổng thể phương thức tư duy lí luận văn học. Quan niệm văn học, phạm trù lí luận văn học, tiêu chuẩn giá trị, đặc trưng thể loại… đều có những biến đổi căn bản. Trong hoàn cảnh chính trị mới, lí luận văn học bắt đầu bước vào quá trình lịch sử tìm kiếm phẩm chất văn hóa độc lập, làm nhạt phai màu sắc đấu tranh giai cấp, chính trị, dần dần tìm kiếm bản chất tự thân của văn học. Trước kia nghiên cứu tác phẩm văn học chủ yếu hướng tới tìm ra tính tư tưởng, tính giai cấp, tính chính trị, tính Đảng…, sau cải cách mở cửa, các nhà nghiên cứu đã dùng lí luận văn học nước ngoài để phát hiện ra thẩm mĩ hình thức của tác phẩm. Ở Việt Nam, giáo sư Trần Đình Sử là một trong những người đầu tiên vận dụng lí luận của chủ nghĩa hình thức Nga vào nghiên cứu tác phẩm văn học Việt Nam tạo thành hướng nghiên cứu nhiều năm chiếm vị trí chủ đạo trong nghiên cứu văn học Việt Nam. Sở dĩ có sự chuyển hướng này không thể không nhắc đến vai trò của hàng loạt trước tác lí luận xuất hiện ở phương Tây thế kỉ 20 được giới thiệu rộng rãi ở hai nước. Các lí thuyết phê bình văn học như chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa cấu trúc, kí hiệu học, trần thuật học… đều được coi trọng ở hai nước. Các khuynh hướng nghiên cứu này có điểm chung chính là nhất mạnh bản chất thẩm mĩ, nhấn mạnh hình thức của tác phẩm văn học.
1.2.Chuyển hướng văn hóa
Lí luận văn học chuyển sang nghiên cứu quy luật nội tại, văn bản, thẩm mĩ đã hình thành nên cục diện nghiên cứu văn học trước đây chưa từng có ở hai nước. Có thể coi sự chuyển hướng này là sự trở về với bản chất chức năng tự thân của lí luận văn học. Nhưng hiện thực xã hội lại không ngừng biến đổi, bối cảnh toàn cầu hóa, cải cách mở cửa tiến thêm một bước nữa đã ngày một xâm nhập sâu sắc vào cuộc sống của chúng ta. Sự bùng nổ của phương tiện truyền thông điện tử đã khiêu chiến mãnh liệt đối với vị thế nhất thống thiên hạ một thời của truyền thông giấy mực. Văn hóa truyền thông thay đổi ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến cuộc sống, tư tưởng con người. Văn hóa đại chúng bước lên vị trí hàng đầu, văn hóa thành thị nhanh chóng được truyền bá, lan rộng, văn hóa thời thượng được nhân bản hàng loạt lan nhanh như sóng biển. Văn hóa thị giác chiếm lĩnh không gian chủ yếu trong đời sống của con người, trong thời đại “đọc hình” này, video đã ảnh hưởng ngược trở lại đối với văn hóa truyền thông giấy mực, điều này thể hiện rất rõ qua việc tăng nhanh của hiện tượng tác phẩm văn học được cải biên thành tác phẩm điện ảnh, các loại tranh ảnh, video trong đủ các loại phương tiện điện tử. Văn hóa mạng dần dần thay đổi phương thức giao lưu của con người. Việc xây dựng kinh thế thị trường xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng rất lớn đối với sự chuyển biến xã hội của hai nước. Hàng hóa tấn công mãnh liệt vào văn hóa nghệ thuật, tâm lí tiêu dùng dần dần thay thế tâm lí cảm thụ thẩm mĩ, văn học mất đi địa vị chủ đạo trong cộng đồng văn hóa nghệ thuật, nhường chỗ cho nghệ thuật thông tục đại chúng như quảng cáo, âm nhạc, điện ảnh đời thường, âm nhạc đời thường.
Có thể nói văn học lại một lần nữa hướng ra biên duyên, chỉ có điều bản chất của lần chuyển hướng này không giống với trước cải cách mở cửa. Đào Đông Phong chỉ ra: “Hoạt động nghệ thuật, thẩm mĩ ngày nay xuất hiện càng nhiều ở quảng trường thành phố, trung tâm mua sắm, siêu thị cao cấp, đường phố, hoa viên và không có ranh giới rạch ròi với không gian xã hội và không gian sinh hoạt. Trong những môi trường này, không tồn tại ranh giới rõ ràng giữa hoạt động văn hóa, hoạt động thẩm mĩ, hoạt độtng buôn bán, hoạt động giao tiếp”.
Hiện thực xã hội và thời đại văn học mới đã đặt ra yêu cầu mới đối với lí luận văn học, lí luận văn học phải tiến hành cải cách là điều tất yếu, mô hình cũ, kết cấu lí luận văn học truyền thống cần phải khép lại. Ở Trung Quốc, những năm 90 nghiên cứu văn hóa đã xuất hiện và đến thế kỉ 21 được bổ sung thêm màu sắc mới. Ở Việt Nam, bước sang thế kỉ mới, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu tìm kiếm nhân tố văn hóa trong tác phẩm văn học, có người vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để quan sát hiện tượng văn học, có người dùng lí thuyết phê bình nữ quyền, có người bước đầu tìm hiểu diễn ngôn quyền lực. Ranh giới giữa đời sống hằng ngày và nghệ thuật bị xóa nhòa. Nghiên cứu văn hóa, phê bình văn hóa, mở rộng đối tượng nghiên cứu là hồi âm của biến đổi mạnh mẽ trong hiện thực xã hội.
1.3.Chuyển sang đa nguyên hóa
Bao gồm cả hai sự chuyển hướng trên chính là chuyển từ nhất nguyên sang đa nguyên. Về đại thể, từ cải cách mở cửa đến nay, lí luận văn học đương đại Việt Nam và Trung Quốc có cục diện đa dạng hóa, đa nguyên hóa, đủ các loại diễn ngôn cùng tồn tại, bình đẳng, đối thoại. Trước cải cách mở cửa, lí luận văn học hai nước đều chỉ nhấn mạnh quan niệm, phương pháp nghiên cứu phê bình của chủ nghĩa Mác, coi nó là học thuyết duy nhất và có tính chỉ đạo đối với lí luận văn học nước mình. Các lí thuyết khác nếu xuất hiện liền bị coi là phi macxit hoặc phản macxit. Cho nên, ở Việt Nam, ngoại trừ miền Nam thời kì Mỹ Ngụy 1954-1975, vị trí độc tôn vẫn thuộc về lí luận văn học macxit. Trong thời kì đó, giới nghiên cứu ra sức phê phán các học thuyết phương tây thế kỉ 20, chụp cho chúng những tội danh như “chủ nghĩa hình thức, thoát li hiện thực cách mạng…”. Những quan niệm này đã hình thành nên sự đơn nhất, cứng nhức, khép kín của lí luận văn học, ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ lĩnh vực văn nghệ của quốc gia. Sau cải cách mở cửa, hàng loạt những học thuyết lí luận văn học trước kia bị phê phán lại được giới thiệu, cùng tồn tại. Giới nghiên cứu tiến hành thảo luận về nhiều góc độ, nhiều tầng thứ, nhiều phương diện của lí luận văn học. Ở Việt Nam và Trung Quốc, lí luận văn học xuất hiện đủ các loại học thuyết phê bình, vừa có phê bình tác giả trung tâm luận, vừa có phê bình văn bản trung tâm luận, cũng có cả mĩ học tiếp nhận, giải thích học, hiện tượng học kinh nghiệm thẩm mĩ. Đồng thời, trong thế kỉ mới, trào lưu hậu hiện đại đã trở thành tiêu điểm sôi nổi của cả hai nước. Hậu hiện đại là một trào lưu vô cùng phức tạp, bao gồm khá nhiều loại lí luận khác nhau, như chủ nghĩa nữ quyền, diễn ngôn quyền lực, văn học châu Phi, giao thoa văn hóa…, cho nên rất khó có thể tổng kết được đặc trưng thống nhất của nó. Không ít người cho rằng, thời kì của lí luận đã qua rồi, hiện nay chúng ta đã bước vào thời kì “hậu lí luận”. Kì thực, hậu lí luận chính là sự tiến hành sâu hơn một bước của cục diện đa nguyên hóa, tiến thêm một bước phá vỡ đại tự sự của lí luận văn học, hình thành không khí đối thoại, mở rộng đối tượng văn học, lí luận văn học liên ngành.
Tiểu kết: Sau cải cách mở cửa, lí luận văn học Việt Nam và Trung Quốc đều có những biến đổi lớn. Trên đại thể, về bản chất đều trải qua ba lần chuyển hướng, cụ thể là chuyển từ thuần túy phục vụ chính trị chuyển sang nghiên cứu quy luật nội tại, văn bản, thẩm mĩ; chuyển sang nghiên cứu văn hóa; chuyển từ nhất nguyên sang đa nguyên. Ba lần biến đổi này kéo theo sự biến đổi chức năng, đối tượng… của lí luận văn học. Tạo ra sự biến đổi đó, ngoài chính sách mở cửa, sự biến đổi hiện thực văn hóa xã hội của hai nước và bối cảnh toàn cầu hóa, không thể không kể đến ảnh hưởng của lí luận văn học phương Tây. Có thể nói, văn hóa phương Tây, lí luận phương Tây là hệ quy chiếu chủ yếu của lí luận văn học đương đại hai nước.
2. Sự khác biệt trong chuyển hướng lí luận văn học đương đại giữa Việt Nam và Trung Quốc
2.1. Một số biểu hiện của sự khác biệt
Trên góc độ tổng quát, lí luận văn học đương đại Việt Nam và Trung Quốc đều trải qua sự chuyển đổi như nhau, nhưng xét cụ thể, tỉ mỉ sẽ thấy trong sự chuyển hướng đó có không ít sự khác biệt. Ví dụ như sự khác nhau về thời điểm chuyển đổi, tốc độ chuyển đổi, mức độ chuyển đổi và đủ các loại biểu hiện khác, thậm chí mức độ ý thức xây dựng lí luận văn học mang màu sắc dân tộc của mỗi quốc gia cũng có những nét khác nhau.
Thời điểm chuyển hướng của lí luận văn học Trung Quốc và Việt Nam khác nhau, nếu như ngay từ 1980 lí luận văn học Trung Quốc đã bước vào quá trình chuyển hướng từ thuần túy phục phụ chính trị sang nghiên cứu quy luật nội tại, bản thể văn học, thẩm mĩ, thì đến 1986 ở Việt Nam quá trình đó mới bắt đầu, và phải đợi đến vài năm sau Trần Đình Sử mới mở ra hướng nghiên cứu thi pháp học ở Việt Nam với bài viết Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều. Điều đáng lưu ý là cho đến ngày nay, về cơ bản, hướng chủ đạo trong lí luận văn học Việt Nam vẫn là hướng truy tìm bản chất thẩm mĩ của văn học, hướng nghiên cứu bản thể luận. Hướng phê bình văn học mà Trần Đình Sử đề xướng là giới thiệu và vận dụng một bộ phận của chủ nghĩa hình thức Nga. Trương Đăng Dung, Hoàng Trinh, Đỗ Lai Thúy cũng giới thiệu mĩ học tiếp nhận, kí hiệu học, phân tâm học, nhưng sự giới thiệu này chưa thực sự có tính chất hệ thống, đồng thời sự vận dụng vào những hiện tượng văn học cụ thể cũng chưa đạt được thành tựu đáng kể. Năm 1980 lí luận văn học đương đại Trung Quốc bắt đầu tiến hành chuyển hướng và dường như chỉ trong 10 năm đã hoàn thành quá trình đổi mới này. Có học giả đã nói: Văn nghệ đã trải qua một lần thay da đổi thịt, bài trừ cái cũ, tạo ra một thời kì huy hoàng nhất trong sự phát triển của lí luận văn học. Mặc dù, gần đây vẫn còn không ít người theo đuổi hướng nghiên cứu hình thức văn học, tự sự học, nhưng về cơ bản đến những năm 90 của thế kỉ 20 lí luận văn học Trung Quốc đã hoàn thành quá trình quay lại nghiên cứu bản thể luận. Vì thế khi lí luận văn học đương đại Việt Nam vẫn còn tập trung nghiên cứu bản chất thẩm mĩ của văn học thì lí luận văn học đương đại Trung Quốc đã chuyển hướng mãnh liệt sang nghiên cứu văn hóa. Ở Việt nam, sang thế kỉ mới nghiên cứu văn hóa mới manh nha, và đến nay vẫn chưa thực sự trở thành một trào lưu thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia. Nghiên cứu văn hóa mới chỉ tập trung đi tìm những nhân tố văn hóa trong tác phẩm văn học mà thôi. Đỗ Lai Thúy đã vận dụng hướng phê bình mẫu gốc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, Trần Văn Toàn đã bước đầu vận dụng phê bình nữ quyền và diễn ngôn quyền lực để nghiên cứu văn học Việt Nam đầu thế kỉ 20, cũng có người đã đả động đến lí luận văn hóa hậu thực dân, đặc trưng của trào lưu hậu hiện đại, nhưng đối với những lí thuyết này, nghiên cứu ở Việt Nam vẫn còn thiếu tính hệ thống. Quả thật lí luận văn học đương đại Trung Quốc và Việt Nam có những điểm khác nhau rõ rệt.
Những năm 90 của thế kỉ 20 lí luận văn học Trung Quốc đã chuyển sang hướng nghiên cứu văn hóa, hướng nghiên cứu này thu hút đông đảo người tham gia đến mức ngày 18-12-1999 khoa Văn, phòng mĩ học, bộ phận biên tập những vấn đề văn học nổi bật của Đại học Sư phạm Thủ đô đã tiến hành hội thảo về “Lí luận văn học và nghiên cứu văn hóa”. Đến dự hội nghị có hơn 40 nhà nghiên cứu, hướng vào thảo luận quan hệ giữa đặc trưng lịch sử, nghiên cứu văn hóa phương Tây và lịch sử, giữa lí luận văn học và nghiên cứu văn hóa; thảo luận về những vấn đề được nhiều người quan tâm như vai trò của phần tử tri thức, cuộc sống thành thị, tính ứng dụng của phương pháp nghiên cứu văn hóa trong trong nghiên cứu văn học Trung Quốc. Không chỉ giới hạn ở những năm 90 của thế kỉ 20, hướng nghiên cứu văn hóa trong lí luận văn học Trung Quốc đến thế kỉ mới còn được gia tăng màu sắc mới. Vấn đề thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật đã tạo nên cuộc tranh luận nhiều năm trong giới lí luận văn học. Trong lần này, Đào Đông Phong là một trong những người đề xướng tranh luận với bài: Sự xuất hiện của nghiên cứu văn hóa và thẩm mĩ hóa của đời sống thường nhật kiêm suy nghĩ lại về lí luận văn học. Bắt đầu từ năm 2002, vấn đề này thu hút sự chú ý rộng rãi của giới học thuật. Đầu tiên là một loạt bài xuất hiện trên kì 1 năm 2002 của tạp chí Khoa học xã hội Triết Giang, tiếp theo đó là hàng loạt các tạp chí như Tranh luận văn nghệ, Nghiên cứu văn nghệ, Bình luận văn nghệ, Nguyệt san học thuật… đều đăng bài, mở các chuyên mục, bàn luận không ngớt về thẩm mĩ hóa của đời sống thường nhật. Thậm chí đến tạp chí Nghiên cứu triết học cũng nhảy vào tham gia, bàn luận về chủ đề này. Ở đây có thể thấy đối tượng nghiên cứu của lí luận văn học đương đại Trung Quốc đã mở rộng hơn nhiều so với đối tượng nghiên cứu của lí luận văn học Việt Nam. Nghiên cứu văn hóa trong nghiên cứu văn học Trung Quốc không chỉ giới hạn ở việc tìm những nhân tố văn hóa trong tác phẩm văn học, mà mở rộng đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội. Không chỉ như vậy, cuốn Lí luận văn hóa hậu thực dân do La Cương chủ biên ngay năm 1999 đã xuất hiện nhằm giới thiệu với lí luận văn học Trung Quốc một số vấn đề lí luận hậu hiện đại. Lí luận giải cấu trúc, chú giải học ngay từ rất sớm đã được coi trọng ở Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam, những lí lí thuyết này được giới thiệu hơi muộn. Riêng đối với lí thuyết văn hóa hậu thực dân, ở Việt Nam hiện nay người đề cập đến cũng rất ít, trong khi đó ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều bài báo, công trình, luận văn về vấn đề này.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt?
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong chuyển hướng lí luận văn học của hai nước, đầu tiên nên kể đến thời điểm cải cách mở cửa. Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa sớm hơn Việt Nam 8 năm, cho nên lí luận văn học Trung Quốc sớm có cơ hội giới thiệu đủ các trào lưu lí luận văn học phương Tây hiện đại một thời bị coi nhẹ, từ đó tạo thuận lợi cho lí luận thay da đổi thịt. Giới thiệu lí thuyết phương Tây hiện đại có vai trò vô cùng quan trọng, hình thành tiền đề cho sự chuyển hướng và phát triển sau này. Cải cách mở của diễn ra sớm có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế, văn hóa xã hội. Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh hơn Việt Nam khoảng 10 năm đã dẫn đến rất nhiều sự khác biệt trong các lĩnh vực khác nhau. Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật, kinh thế, văn hóa xã hội cũng xuất hiện những biến động mạnh mẽ, trong đời sống văn hóa xuất hiện vô vàn vấn đề mới mẻ cần phải được giải quyết, lí giải; ranh giới của đời sống thường nhật và nghệ thuật nhanh chóng bị xóa bỏ; quá trình văn hóa hóa kinh tế và kinh tế hóa văn hóa diễn ra vô cùng kịch liệt; tâm lí tiêu dùng tấn công tâm lí thẩm mĩ… Thời điểm xuất hiện của tất cả các hiện tượng trên ở Trung Quốc đều sớm hơn Việt Nam, tốc độ phát triển, cường độ phát triển cũng nhanh, mạnh hơn Việt Nam.
Sự chuyển hướng của lí luận văn học là sự đáp ứng nhu cầu của hiện thực, vì thế, sự chuyển hướng của lí luận văn học Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt cũng không có gì là lạ. Năm 1999 trong Hội thảo lí luận văn học và nghiên cứu văn hóa Đồng Khánh Bính cho rằng: “Lí luận văn học Trung Quốc tiến hành nghiên cứu văn hóa không có nghĩa là sao chép lí luận văn hóa phương Tây, mà là xây dựng trên tình hình thực tế của đất nước. Sự xuất hiện của nghiên cứu văn hóa ở Trung Quốc những năm 90 về căn bản đều là xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước, là sự đáp ứng nhu cầu của thời đại”.
Tiếp đến cũng cần nói đến nguyên nhân đội ngũ nghiên cứu và chính sách văn hóa của hai nước. Sở dĩ lí luận văn học Trung Quốc chuyển hướng với tốc độ nhanh và mức độ sâu sắc như vậy, ngoài lí do sớm tiến hành cải cách mở cửa còn vì Trung Quốc có đội ngũ nghiên cứu vô cùng đông đảo. Trung Quốc có hàng nghìn trung tâm, viện nghiên cứu và các trường đại học. Trong những năm gần đây chính phủ Trung Quốc ra sức thực hiện chiến lược quyền lực văn hóa mềm, không chỉ hướng tới khuếch trương đặc sắc văn hóa Trung Quốc mà còn thong qua công tác phiên dịch có hệ thống nhằm tiếp thu tinh hoa học thuật nhân loại. Đơn cử nêu một vài ví dụ cũng có thể thấy rất rõ điều này.
Hiện nay đã có vài trăm học viện Khổng Tử phân bố khắp các quốc gia, khu vực trên thế giới, trở thành vũ đài, thương hiệu toàn cầu nhằm mở rộng việc dạy tiếng Hán, truyền bá văn hóa Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng tận lực ủng hộ hoạt động sáng tạo văn hóa. Tháng 11 năm 2010 riêng ở Bắc Kinh đã tổ chức trên dưới 30 cuộc hội thảo, diễn đàn về nghiên cứu sản nghiệp sáng tạo văn hóa. Cho nên, những nguyên nhân đó đều có tác động mạnh liệt đến sự chuyển hướng trong lí luận văn học, dựa vào những nguyên nhân này có thể lí giải được vì sao ở Trung Quốc nghiên cứu văn hóa lại diễn ra sôi nổi như vậy.
Trong quá trình chuyển hướng, lí luận văn học đương đại Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh vấn đề Trung Quốc hóa lí luận phương Tây. Khi yêu cầu xây dựng lí luận văn học hiện đại, học giả luôn nhắc đến vấn đề xây dựng “lí luận mang màu sắc Trung Quốc”, “Trung Quốc hóa lí luận phương Tây”, “vấn đề tính dân tộc, tính bản địa của lí luận văn học trong bối cảnh toàn cầu hóa”… Trong Hai lần chuyển đổi của lí luận văn học thế kỉ 20 và Trung Quốc hóa lí luận văn học phương Tây, Phạm Phương Tuấn chỉ ra: “Từ những năm 90 của thế kỉ 20, trong quá trình hai lần chuyển đổi do tình trạng “mất tiếng nói” của lí luận văn học Trung Quốc tạo ra, các học giả suy nghĩ lại về vấn đề lí luận phương Tây trong lịch sử phát triển trăm năm, rũ bỏ chủ trương lí luận “hoàn toàn bị Âu hóa”. Trên cơ sở tiếp tục tinh thần văn hóa truyền thống, quan niệm của lí luận văn học phương Tây, đề xuất mệnh đề lí luận văn học hiện đại mang màu sắc Trung Quốc, hình thành loại hình ngôn ngữ và mô hình của lí luận hiện đại Trung Quốc vừa mang tính dân tộc và mang tính hiện đại”. Để xây dựng lí luận lí luận văn học đương đại mang màu sắc Trung Quốc, học giả Trung Quốc tiến hành quá trình tìm lại lí luận cổ đại, giải thích từ góc độ mới, phát huy tính hợp lí và tinh hoa của chúng. Vấn đề này nếu có thể nghiên cứu tỉ mỉ nhất định sẽ phát hiện ra nhiều điều có giá trị. Ở phương diện này, Trung Quốc thực hiện mạnh mẽ hơn Việt Nam rất nhiều, vì ngay từ thời cổ đại Trung Quốc đã có lí luận của riêng mình, có lịch sử văn hóa dài lâu, hơn nữa, từ lần chuyển hướng đầu tiên vào những năm 20 của thế kỉ 20 đến những năm 90 lí luận Trung Quốc đã hiện đại hóa, vì thế lí luận văn học Trung Quốc có thể đối thoại, giao lưu bình đẳng với lí luận văn học phương Tây. Việt Nam rất hạn chế trong vấn đề Việt Nam hóa lí luận văn học phương Tây. Nguyên nhân bề mặt dẫn đến hiện tượng này chính vì các lí thuyết của phương Tây hiện đại chưa được giới thiệu một cách có hệ thống ở Việt Nam, nguyên nhân sâu xa là thời cổ đại Việt Nam cũng không thực sự có lí luận văn học của riêng mình, đội ngũ nghiên cứu cũng không đông đảo như Trung Quốc...
Tiểu kết: Trong quá trình chuyển hướng của lí luận văn học hiện đại Việt Nam và Trung Quốc có không ít sự khác biệt, sự khác biệt rõ ràng nhất là sự khác nhau của thời điểm, tốc độ và mức độ chuyển hướng. Ngoài ra, lí luận văn học Trung Quóc cũng nhấn mạnh quá trình bản địa hóa, Trung Quốc hóa lí luận văn học phương Tây. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này phần lớn do sự khác nhau của thời điểm cải cách mở cửa, chính sách văn hóa, tiềm lực lí luận truyền thống và đội ngũ nghiên cứu.
Kết luận:
Sự chuyển hướng của lí luận văn học đương đại Trung Quốc và Việt Nam tồn tại những điểm tương đồng và khác biệt. Nghiên cứu sự tương đồng có thể phát hiện ra quy luật chung của sự phát triển lí luận văn học đương đại của hai nước. Cả hai nước đều vì tiếp nhận ảnh hưởng của lí luận văn học phương Tây mà có được sự chuyển mình; đều xuất hiện trong bối cảnh kinh tế chính trị văn hóa xã hội tương đồng nên sự chuyển hướng có những nét gần gũi. Nhưng ở mỗi lĩnh vực Trung Quốc dường như đều đi trước Việt Nam một bước, vì thế khi nghiên cứu so sánh giữa hai nước có thể có được gợi mở hữu ích cho những dự đoán về bước đi tiếp theo của lí luận văn học Việt Nam. Cá nhân tôi dự đoán rằng sau 5, 6 năm nữa ở Việt Nam hướng nghiên cứu văn hóa trong lí luận văn học sẽ được phát triển lên một bước mới, vấn đề thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật, đại chúng văn hóa cũng có thể sẽ trở thành tiêu điểm của nghiên cứu lí luận văn học ở Việt Nam trong tương lai. Ngoài ra, tôi cũng hi vọng ở Việt Nam sẽ đẩy mạnh quá trình Việt Nam hóa những lí thuyết văn học đến từ phương Tây.
Bắc Kinh, tháng 7 năm 2011
Bản tiếng Trung:
论越南和中国的当代文学理论转向
引入
越南和中国是山水相连、文化相近的两个国家。在历史、语言、文学创作、经济等诸多领域都有人做过比较研究,但是在文学理论方面,特别是在当代文学理论方面,把两国的情况连在一块研究还是一片空白区域。但是笔者认为两个国家在这方面有很多共同点,对有长久历史交流的国家进行比较研究,在每个领域都能获得非常有价值的内容。中越两国当代文学理论如何转向?转向过程中有什么相同点和什么差距?造成相同和差距的原因是什么?对这些提问进行回答就能够发现中越两国甚至东南亚各国当代文学理论发展的规律。
一、 越中两国当代文学理论转向的共同点
越中两国当代文学理论的共同点是什么?在考虑这个问题之前,首先要弄清两国所处的现实环境和所处社会的文化结构的深刻变化。这是我们研究两国当代文学理论转向的出发点。19世纪末到20世纪初两国都被殖民国家侵略。1945年越南民主共和国成立,1949年中华人民共和国成立。1979年中国进行改革开放,1986年越南也进行改革开放。从立国到改革开放越南和中国都经历过保卫建设国家的时期,国策基本上是以阶级斗争为纲,政治文化扮演主流文化的角色,学术方面主要受到前苏联文论的影响。改革开放以来,中越两国都跟西方各国家建立友好的关系,学术方面向西方各个国家学习,而不局限于前苏联的文论,阶级斗争也慢慢淡化。90年代后,中越两国文化、政治、经济出现巨大的变迁。社会舞台的主角发生变化:国策从以阶级斗争为纲转为以经济建设为中心;社会的规则也发生变化:经济运行机制从计划经济转为市场经济;精神领域由传统的人文精神转向现代商业精神,旧的价值体系瓦解。政治文化曾经占主导的地位慢慢向消费文化让位。文化被迫进入市场流通,文化工业兴起,因此文化的审美型向享乐型转化,从精神价值向消费价值转化。新媒介出现使大众文化发生重大的变迁,电视文化、广告文化、流行音乐等占文化的中心地位。
在上述的环境中,中越两国当代文学理论经过三次转向。虽然转向具体时点不完全相同但本质上是一样的。第一次转向是从单纯为政治服务的文论转向审美、走向文本、走向内在自律的研究。第二次转向转向文化研究。第三次是从单元转到多元的,这包含了前两种转向。以下我们对三种转向分别进行阐述。
(一)、转向审美、走向文本、走向内在自律的研究
改革开放之前,中越两国文学理论主要受到前苏联文学理论的影响,可以说一直是“苏联文艺学模式”,文学理论主要是作为革命文学的组成部分。文学理论是一种单质建构的政治意识形态的。以“文艺从属于政治”,“文艺是阶级斗争的工具”为基础的政治社会批评占主导的地位。文学理论也成为政治宣传的话语形式。不可否认这种文学理论的价值,在特殊社会现实中,它对国家有不小的贡献,在学术方面也获得一定的成就。但是在这个时期,文艺学脱离文学本质很远,忽视文学审美本质和艺术性,只强调作品的政治性、党性、阶级性、思想性,有部分甚至犯庸俗社会学的错误,导致文学理论禁锢、封闭、单一的格局。
改革开放以来,随着社会文化政策的开放,文学理论进行第一次伟大转型,向文艺学语言论、本体论转变。文学理论从长期依附于社会学、哲学、政治学的传统中走上了自身的建设。它打破了长期中越两国文学形而上学的教条主义,以改革开放姿态,改变了整个文学理论思维方式。在文学观念、文学理论范畴、价值标准、文体特征等方面都发生了根本性的变革。在新的政治格局中,文学理论开始进入寻找一种独立的文化品格的历史进程,消除政治和阶级斗争色彩,逐步寻找文学自身本质。
以前研究文学作品主要关注它的思想性、阶级性、政治性、党性等。改革开放之后文学研究者就用外来的文学理论发现文学作品的形式审美。在越南,陈庭史教授是用俄国形式主义理论来研究文学作品的第一人之一,形成在越南文学研究方面上占主导地位的潮流。造成种转向与西方20世纪出现的各种哲学、美学、文学理论著作纷纷介绍到中越两国有必然的联系。形式批评、结构主义批评、符号学、叙述批评等都得到两国研究者的重视。这些文学研究流派都强调文学作品的形式和文学审美的本质。
(二)、转向文化研究
文学理论转向审美、走向文本、走向内在自律的研究,形成在越中两国前所未有的文学研究的格局.可以说这次转型算是文学理论回归自己本质和功能.但是社会现实不断变迁,全球化背景,进一步的开放日益进入我们生活的中心。电子媒介的兴起向纸媒介一统天下的局面发出强劲的挑战。媒介文化深刻地改变着和影响着我们的生活。大众文化走向前台,城市文化快速传播与蔓延,时尚文化大批量复制,浪潮式的运作方式。
视像文化占据人们生活的主要空间,在这样一个读图时代里,甚至视像(镜像)已反过来影响纸媒介文化,如由电视剧、电影改编的文学作品和卡通读物等各类读物中的图像、影像所占据的日益增多的比例。网络文化正在逐步改变着我们的交往方式.社会主义市场经济的建立对越中两国社会转变有重大的影响.商品冲击文化艺术,消费心理慢慢取代享受审美的心理,文学失去了共文化艺术中主导地位,让位于以广告、影视通俗音乐、通俗声响为主体的大众通俗艺术。可以说文学再一次走向边缘,只不过这次走向的本质不同于改革开放之前的.陶东风指出: “今天的审美/艺术活动更多地发生在城市广场、购物中心、超级市场、街心花园等与其他社会活动没有严格界限的社会空间与生活场所。在这些场所中,文化活动、审美活动、商业活动、社交活动之间不存在严格的界限。”新的社会现实和文学时代对文学理论提出了新的要求,所以文学理论要改变是必须的,旧的范式,传统文学理论结构该走到结束的地步.在中国,90年代文化研究兴起,到新世纪又增加新的色彩.在越南,新世纪研究者开始寻找在文学作品中文化因素,有人用生态批评理论来观察文学现象,也有人提到女权主义批评,权力话语等.艺术与日常生活之间的界限被消失了.文化研究、文化批评、研究对象的扩大是对社会现实变迁的回应.
(三)、转向多元化
包含上述两种转向的是从一元到多元的转向。从大体上看,改革开放以来,中越两国当代文学理论格局是多样化、多元化的,各种各样的话语共存,平等对话.改革开放之前,中越两国文学理论只强调马克思主义批评观念和研究方法,把它当成国家文学理论指导性和唯一性的学说.其他学派的文学理论一出现就被视为非马克思主义或反马克思主义。所以除了南方1954-1975年被美魏制度的文学理论越南文学理论的独尊地位属于马克思主义文学理论。那时文学研究者尽力批判西方20世纪出现的各种学派,给它们带上形式主义、脱离革命现实等各种各样的罪名。这样观念导致文学理论形成封闭、禁锢、单一、片面的格局,这严重地影响了全部国家文艺领域。 改革开放以来,各种各样以前受到批判的文学理论涌进,共同存在。研究者对文学理论进行多侧面、多层次、多方面的探讨。在越南和中国,文学理论出现了多种文学批评理论,既有作者中心论的批评,又有文本中心论批评,也有解释接收美学批评,审美经验现象学。同时在新世纪,后现代思潮成为在两国很热的焦点。后现代是非常复杂的潮流,包含许多不同种类的理论,如女权主义,权力话语,黑人文学,文化交叉等,所以很难总结出它的统一特征。不少人认为理论的世纪过去了,现在世界进入后理论的时期。其实理论之后就是文学理论多元化格局进一步深化,进一步地打波文学理论的大叙事,形成对话姿态,文学对象扩大,夸张文学理论跨学科。
小结:改革开放以来,越南和中国的当代文学理论同样发生重大变化.从大体上看,在本质上两国文学理论都经过三次转向,具体的是从单纯为政治服务的文论转向审美、走向文本、走向内在自律的研究;转向转向文化研究;从单一转到多元。三大变迁带来文学理论功能的变化,研究对象的变化等。导致这样转向除了两国开放的政策,社会文化现实变迁及全球化背景以外,不可不提到西方文论的影响。 可以说西方文化、西方文论是两国当代文学理论的重要参照系。
二、越中两国当代文学理论转向的差异
从总体来看,越南和中国当代文学理论都经过一样的转向,但具体地看,在转向之中包含不少的差异, 如:转向的时点和速度;转向的深化水平和多样表现以及建设自己国家特色文学理论的意识程度都有不同的特点。
(一)、转向的时点、速度和水平
中国和越南的当代文学理论转向的时点不相同。从1980年开始,中国进行从单纯为政治服务的文论向对文学本体,审美,自律研究的转变,但在越南这一转向从1986年才开始,等到1988年陈庭史才以“桥传中的艺时间”的论文掀起越南文学形式研究的潮流.但从改革开放时期至今,文学理论中的主导地位还是本体论研究,寻找文学审美本质。陈庭史提倡的文学批评潮流是介绍和运用俄形式主义理论的一部分。张登容,黄贞,杜来翠也介绍接受美学、符号学、精神分析理论体系,但对这些理论的介绍没有形成系统性,同时它们运用这些理论研究具体文学现象的成就还很有限。从1980年开始中国文学理论进行向文学自律,本体论的转向,只在10年之内中国文学理论好像就完成了这次转向。有学者说:文艺学经历了一次洗心革面,除旧布新,出现了本世纪以文艺学发展最为辉煌的时期。虽然目前还有人对文学的形式和叙事方面进行研究,但基本上到上世纪90年代中国当代文学理论已完成回归本体研究的转向。因此当越南当代文学理论还集中研究文学审美形式本质时,中国当代文学理论已经猛烈地转向文化研究。在越南,到新世纪文化研究才开始萌芽,没有真正形成一个热潮。文化研究只限于寻找文学作品中的文化因素,杜来翠用原型批评来研究胡春香的诗歌,陈文全开始用女权主义批评理论和权力话语理论来研究越南20世纪初的文学,也有人提到后殖民文化理论、后现代潮流特征等,但那些理论和研究还没形成有系统的体系。中国当代文学理论却与越南的不同。上世纪90年代中国当代文学理论就转向文化研究。 在中国,上世纪90年代文化研究热得益于1999年12月18日由首都师范大学中文系、首都师范大学美学所、首都师范大学《文学前沿》编辑部主办的"文学理论与文化研究"学术研讨会暨《文学前沿》创刊座谈会的举行。与会的专家学者40余人,就西方文化研究的历史、特征与历史、文学理论与文化研究的关系及90年代中国文化批评的评价、文化研究方法在中国文学研究中的适用性以及市民社会、知识分子角色等学术界共同关心的热点问题进行了热烈而深入的研讨。不限于90年代,在新世纪文学理论中的文化研究增加新的色彩。文学理论围绕日常生活审美化的话题,形成多年激烈的论争.陶东风的”日常生活的审美化与文化研究的兴起—兼论文艺学的学科反思”论文提倡这次论争。2002年起,这个话题已经在学界引起多年热烈的争论。首先是《浙江社会科学》在2002年第1期推出了一组文章,后来《文艺争鸣》、《文艺研究》、《文学评论》、《学术月刊》等刊物相继效仿,开启专栏,乐此不疲地讨论这莫衷一是的日常生活审美化问题。甚至《哲学研究》都放下身架,降尊纡贵讨论起了这个文学圈子里的热门话题。中国当代文学理论的研究对象比越南广。文学理论中的文化研究不只限于寻找在文学作品中的文化因素而是扩大到社会文化各个方面。不只这样,1999年由罗钢主编的“后殖民主义文化理论”出版把后现代理论若干问题进入到中国文学理论中。解构理论、解释学在中国也很早就得到一定的重视,但在越南,这些理论来的比中国晚。就后殖民文化来说,越南很少人提到,但在中国已经有很多关于这个问题的论文和专著。
(二)中国与越南当代文学理论转向过程中差距的原因
首先因该提到两国改革开放的时点。中国进行改革开放比越南早8年,所以中国当代文学理论早有机会纷纷地引入西方现代各种各样的文学理论流派并进行改头换面。这个时点对文学理论发展有非常重要的作用,形成以后发展和转向的前提。改革开放早点进行对社会文化经济的发展也有不少的影响。中国经济发展比越南快十多年导致诸如此类的差距。随着经济、科技迅速的发展,社会文化也出现重大的变迁,文化生活中出现众多新的东西需要理解、解决;艺术和日常生活的边界很快就被消除;经济化文化和文化化经济的过程演变非常激烈;消费心理冲击审美心理等等。中国所有那些现象的出现时点都比越南早,发展速度、发展强度也比越南的强且快。文学理论转向是对现实要求的回应,因此中国当代文学理论与越南的转向中有差距也不足为奇。在1999年“文学理论与文化研究研讨会”上童庆炳认为:“中国的文学理论界搞文化研究不能一味地照搬西方文化理论,而是要立足于中国的实际情况。90年代中国的文化研究的突显,从根本上说还是由于中国具体的实际情况,是对于时代提出的现实问题的回应。”
其次也要提到两国的研究队伍和文化政策的原因。之所以中国文学理论转向速度快、程度深,除了早进行改革开放,还因为中国有众多的研究队伍。中国有一千多所大学和研究中心、研究学院。近几年来中国政府尽力提高文化软实力,不仅向国外扩大中国特色文化还通过翻译工作把世界学术精华引入到中国。简单举几个例子就能说明这个问题。
现在已有接近几百家孔子学院遍布全球近百个国家和地区,成为推广汉语教学、传播中国文化及国学的全球品牌和平台。中国政府也尽力支持文化创意产业的活动。2010年11月仅在北京举办30个左右关于文化创意产业研讨会和论坛。所有那些原因对文学理论转向都有重大的影响,根据这些原因就能够理解为何在中国文化研究那么热。
在转向过程中,中国当代文学理论特别强调西方文论的中国化的问题。在提出建设当代文学理论的建议时,学者们一直提到建设有中国特色的文学理论,提出西方文论的中国化,“全球化背景中文学理论的本土性问题”等。在“西方文论的中国化与20世纪中国文学理论的两次转型”中,范方俊说:“20世纪90年代以来,在中国文论‘失语’引发的中国文学理论的第二次转型的过程中,学者们反思了西方文论在中国的百年发展历程抛弃了‘全盘西化’的理论主张。继承在传统文化精神,汇通西方文论的理念和方法的基础上,提出具有中国特色的现代文艺理论命题,形成兼具民族性与现代性的中国现代文论的理论范式和话语类型。”为了建设有中国特色的当代文学理论,中国学者进行回归古代文论的过程,从新的角度来解释、发挥它们的精华和合理性。建设有中国特色的当代文学理论的意识很强,所以从表面上看中国当代文学理论好像全部都是移植西方现当代文论,其实在中国的西方文论已有中国的特色。这个问题如果能仔细研究一定能发现很多有价值的东西。在这方面中国比越南强是因为中国古代已有自己的文论,有悠久的文化历史,而且经过20世纪初第一次转向到上世纪90年代后中国文学理论已经现代化,因此中国文学理论能平等地跟西方文论交流和对话。越南当代文学理论没有提出西方文论的越南化。表面上的原因就是在越南西方文论还没得到有系统性的介绍,深层的原因是越南没有自己的传统理论,研究队伍没有中国那么多。
小结:中越两国当代文学理论转向过程中有不少的差异,很明显的差异是转向时点和速度以及深远程度不同。除此以外中国当代文学理论也强调西方文论的中国化、本土化的过程。导致这种差异的原因也体现在两国改革开放的时点、文化政策、传统理论潜力和研究队伍不相同。
结论
中国和越南当代文学理论的转向存在相同点也存在差异。研究相同点能够发现两国当代文学理论发展的共同规律。两国当代文学理论都因受到国外文论的影响而转变,都在相同的社会文化政治经济环境的生长所以有类似的转向。但是在每个领域中国好像都走在越南前面,所以把两国当代文学理论作比较研究会给越南文论提供不少的启示。笔者大胆预计,5年之后越南文学理论中的文化研究会进一步发展,日常生活审美化、大众文化可能也会成为越南未来的文学理论研究的焦点。此外越南也要向中国学习促进西方文论的越南化的过程。
2011年7月于北京
参考文献
1. 胡涛: “20世纪90年代文学批评转型研究”. 硕士学位论文, 2006
2.曾繁仁: “回顾与反思 – 文艺美学30年”. 华中师范大学学报,2007年9月,第6卷,第5期.
3 章辉: “西方知识与本土经验:中国文艺学三十年”。文学杂志, 2008年,第6期
4. 李耀威: “一九九六年中国文学理论新变研究”. 硕士学位论文, 2010
5. 王晓华: “什么是文艺学论争的“中国问题”。 文艺争鸣 2011年 第09期
6.
林兴宅:世纪之交:中国当代文艺学的转型。1996年1996月
论文网
8. 高建平: “文化多样性与中国美学的建构”。 学术月刊, 2007年第5期
9.
范方俊:”西方文论的中国化与20世纪中国文学理论的两次转型”。 期刊论文
.....
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét