VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN VĂN HỌC
HỘI THẢO QUỐC TẾ
Phê bình sinh thái: tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu
(Thông báo lần thứ nhất)
Nghiên cứu sinh thái và nghiên cứu văn học sinh thái, sau những bước phát triển ở Mỹ và phương Tây, đang mở rộng đến nhiều khu vực của châu Á (Trung Quốc, các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á) cho thấy đây là một xu hướng khả quan trên nhiều phương diện: phát triển nghiên cứu liên ngành, thúc đẩy kết nối học thuật toàn cầu-khu vực, gia tăng tương tác giữa nghiên cứu hàn lâm với các vấn đề thực tiễn của xã hội. Trong điều kiện môi sinh ở Việt Nam đang có những biến đổi đáng lo ngại, việc dẫn nhập phê bình sinh thái nói chung và phê bình văn học sinh thái nói riêng mới chỉ ở mức khiêm tốn, mối quan tâm đến vấn đề này từ giới học thuật, giới sáng tác và giáo dục cũng chưa liên tục thì việc đưa vấn đề môi sinh trong ngữ cảnh văn hoá, văn chương Việt Nam thành một chủ điểm thảo luận chuyên sâu hứa hẹn sẽ có giá trị kích thích đa chiều và mạnh mẽ. Văn học Việt Nam có chiều dài hơn 10 thế kỷ và văn học đương đại ở đây đều có những sáng tác gây chú ý mang chủ đề sinh thái sâu sắc. Chất liệu đó cần có những thảo luận kỹ càng, và từ những thảo luận đó, dữ liệu Việt Nam có thể tham gia vào những luận giải lý thuyết về sinh thái nói chung. Xuất phát từ nhận thức trên, Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Phê bình sinh thái: tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu”. Hội thảo sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2017, tại Hà Nội.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới trình bày, thảo luận về các vấn đề:
1/ Diễn tiến của phê bình sinh thái trong thời gian gần đây;
2/ Kinh nghiệm nghiên cứu văn học sinh thái;
3/ Cơ hội và khả năng của phê bình sinh thái ở Việt Nam.
Hội thảo tập trung thảo luận các văn bản văn chương nhưng khuyến khích những tham chiếu với các chuyên ngành khác, với các bộ môn nghệ thuật (thính giác, thị giác), với truyền thông đa phương tiện, và với giáo dục học…
Hội thảo dự kiến sẽ chia làm 02 tiểu ban như sau:
1. Tiểu ban tiền hiện đại: Các tham luận có thể tập trung vào những vấn đề sau:
- Giai đoạn lịch sử được tính kể từ khi con người có những tác động có ý nghĩa lên hệ sinh thái của trái đất (“anthropocene”) đã được thể hiện như thế nào trong các văn bản triết học, tôn giáo, khảo cổ, lịch sử, văn học ở Việt Nam và châu Á.
- Phân tích phương thức con người tiền hiện đại tương tác và tư duy về môi trường sinh thái, cách họ thể hiện và trình bày sự tương tác và tư duy đó.
- Tìm hiểu khả năng cung cấp các luận điểm củng cố hay thách thức đối với phê bình sinh thái của tư tưởng tiền hiện đại về sinh thái ở Việt Nam và châu Á.
- Tìm hiểu khả năng liên văn bản của tư tưởng sinh thái tiền hiện đại trong các văn bản hiện đại (vấn đề này có thể là giao điểm giữa hai tiểu ban).
2. Tiểu ban hiện đại, đương đại: Các tham luận có thể tập trung vào các chủ đề sau:
- Thông qua phân tích các văn bản văn chương, lịch sử, tôn giáo, triết học, khảo cổ… thảo luận về phương thức và mức độ ảnh hưởng của trào lưu hiện đại và hậu hiện đại đến sự phản ứng, tương tác và thể hiện môi trường của các thiết chế xã hội ở Việt Nam và thế giới.
- Văn chương đã thể hiện, phản ứng và gợi ý cách thức giải quyết như thế nào đối với nguy cơ sinh thái ở Việt Nam và thế giới, từ đó xem xét khả năng, bổn phận và mức độ ảnh hưởng của văn chương đối với vấn đề này.
- Thực tiễn và khả năng tương tác giữa các loại hình văn bản như tác phẩm văn chương, điện ảnh, phim tài liệu phóng sự, nghệ thuật trình diễn,… về chủ đề sinh thái; thực tiễn và khả năng tương tác giữa văn chương nghệ thuật với giáo dục và truyền thông về sinh thái.
- Mối quan tâm sinh thái trong tương quan với các vấn đề thời đại ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của Việt Nam và thế giới được thể hiện ra sao trong văn chương.
- Thông qua các nghiên cứu trường hợp thảo luận vấn đề đến Việt Nam phê bình văn học sinh thái nên ứng xử và cần được ứng xử như thế nào.
Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và nước ngoài viết bài tham gia Hội thảo.
- Ngôn ngữ chính sử dụng trong Hội thảo là tiếng Việt và tiếng Anh (Chúng tôi xin gửi kèm sau đây mẫu Đăng ký - Tóm tắt tham dự Hội thảo).
- Thời hạn nhận Đăng ký - Tóm tắt báo cáo: muộn nhất là ngày 10 tháng 5 năm 2017.
- Thời hạn nhận Tham luận toàn văn: muộn nhất là ngày 01 tháng 9 năm 2017.
- Thời gian gửi Giấy mời chính thức tham dự Hội thảo: từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.
- Đại biểu tham dự Hội thảo tự túc kinh phí đi lại, lưu trú trong thời gian Hội thảo.
- Các Báo cáo tham gia Hội thảo sẽ được Ban tổ chức lựa chọn in trong Kỉ yếu Hội thảo.
Mọi ý kiến, thông tin trao đổi, thủ tục đăng ký, bản Tóm tắt và Tham luận toàn văn xin được gửi đến địa chỉ sau:
- Phòng Quản lí khoa học & Hợp tác quốc tế, Viện Văn học (Số 20 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: htqt2017@gmail.com).
Ban tổ chức chỉ nhận Đăng kí - Tóm tắt, Tham luận toàn văn qua địa chỉ hòm thư điện tử.
Các thông tin tiếp theo về Hội thảo sẽ được đăng tải tại: http://vienvanhoc.vass.gov.vn
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES
INSTITUTE OF LITERATURE
INTERNATIONAL CONFERENCE
Ecocriticism: Local and Global Voices
Ecocriticism and Nature Studies developing in the United States and Europe, and expanding over many regions in Asia (such as China, East Asian countries, and Southeast Asian countries) indicates that these two research directions have potential in many aspects, including developing interdisciplinary approach, promoting global and regional academic connections and increasing interactions between academic research and social realities. Vietnam is facing worrisome environmental changes. Meanwhile, the introduction about Nature Studies in general and ecocriticism in particular in Vietnam is critically limited; the interest in ecocriticism among academics, creative writers and educators is not persistent. Thus, making environmental issues presented in Vietnamese culture and literature a central topic of in-depth discussion will be important in stimulating a multidisciplinary critical approach. Vietnamese literature stretches back to ten centuries. It is noteworthy that contemporary Vietnamese literature contains deep environmental themes. This thematic prominence in contemporary Vietnamese literature requires careful discussion and analysis, which might productively contribute to offering theoretical explanations about the environment at large. Due to these reasons, Vietnamese Academy of Social Sciences is organizing an international conference focusing on the theme “Ecocriticism: Local and Global Voices.” The conference will be held in December 2017 in Hanoi.
This conference aims at creating a forum in which Vietnamese and international scholars can discuss subjects such as the following:
1/recent developments in ecocriticism;
2/ experiments in ecocriticism;
3/opportunities and possibilities in ecocriticism within Vietnam.
The conference will focus on literary text analysis. However, the conference also welcomes scholars from other disciplines to panels focusing on auditory and visual arts, multimedia, educational studies, and so forth.
The conference will include two panels:
1.Pre-modern: Presenters might want to:
- Examine how the “Anthropocene” was presented in philosophical, religious, historical, archeological, and literary texts in Vietnam and Asia.
- Examine ways by which pre-modern human beings interacted with and thought about environment and ways that pre-modern human beings presented and expressed those interactions and thoughts.
- Examine possibilities of pre-modern ecological thought in Vietnam and Asia by providing points that might support or challenge present-day ecocriticism.
- Examine the intertextual possibility of pre-modern ecological thoughts in modern texts. This issue can be a cross-topic for both panels.
2. Modern and Contemporary: Presenters might want to:
- Examine through historical, religious, philosophical, archaeological, and literary texts, the impact of modernist and postmodernist tendencies on Vietnamese and international social institutions’ reactions to, interactions with, and presentations of, environment.
- Examine how literature presents and reacts to environmental challenges in Vietnam and the world as well as study how literature offers solutions for such challenges. These examinations aim at reviewing possibility, responsibility and influence of literature towards works dealing with and solving environmental challenges.
- Examine realities and possibilities of interactions among types of texts such as texts in literature, cinema, documentary film, performing arts, etc… about environmental themes; examine realities and possibilities of interactions about environment between literature on one side and education and media on the other.
- Examine how literature in Vietnam and the world presents interests in environmental issues in relation to other social issues in different historical periods.
- Through case studies, discuss how ecocriticism – when it comes to Vietnam -- should present and needs presenting.
The conference committee invites papers from scholars and experts in Vietnam and in other countries.
- Main languages used during the conference will be Vietnamese and English. (We have enclosed the Registration Form - Abstract).
- Registration form and abstract submission due date: May 10, 2017.
- Full paper submission due date: September 1, 2017.
- Sending official invitation letters for - conference participation: from December 1, 2017.
- Participants and attendees are responsible for their travel and accommodation during the conference.
- After the conference, papers will be considered by the committee for the conference proceeding.
Ideas and information exchanges related to the conference, registration procedures, abstracts, and full papers should be sent to:
Phòng Quản lí khoa học & Hợp tác quốc tế, Viện Văn học (Department of Academic Management and International Cooperation), 20 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: htqt2017@gmail.com).
The conference committee only accepts registration form, abstract, and full paper through email.
More information related to the conference will be updated at http://vienvanhoc.vass.gov.vn
CONFERENCE COMMITTEEE
Tải các file Thông báo lần thứ 1, mẫu Bản đăng ký tham luận Hội thảo quốc tế tại đây
http://vienvanhoc.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TinTucSuKien/View_Detail.aspx?ItemID=196
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét