Giới thiệu tác giả:
*
Trình Quang Vỹ, người Vụ Nguyên, Giang Tây, giáo sư Viện Văn học, Đại học Nhân dân Trung Quốc, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Đã công bố các công trình
Bàn về thực nghiệm nghệ thuật thi ca của thơ Mông Lung, Tập bài giảng văn học: “Thập niên 80” với tư cách là phương pháp, Nghe tiếng cây phong trong mưa gió, “Lịch sử hóa” văn học đương đại, Bước ngoặt của văn hóa…
* Mạnh Phồn Hoa, người huyện Trâu, tỉnh Sơn Đông, giáo sư thỉnh giảng đặc biệt (Distinguished Professor) tại Đại học Sư phạm Thẩm Dương, trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa và Văn học Trung Quốc, hiệu trưởng Đại học Sư phạm Thủ Đô. Đã công bố các công trình: Carnival của chúng thần: Xung đột văn hóa của Trung Quốc đương đại, 1978: Tháng năm nhiệt huyết, Mộng ảo và số phận, Tự sự của sự kiên trì: Chân tướng văn học thế kỉ mới, Bàn về văn học thế kỉ mới – Sau khi kết thúc cách mạng văn học…
* Trần Hiểu Minh, người Quang Trạch, Phúc Kiến, giáo sư khoa Văn học, Đại học Bắc Kinh, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Đã công bố công trình:
Sự khiêu khích vô biên, Dấu tích của giải cấu trúc: Lịch sử, diễn ngôn và chủ thể, Thuần văn học còn mãi, Giới hạn của Derrida, Giữ gìn tính văn học còn lại, Cánh cửa huyền diệu…
MỤC LỤC
Lời tựa “Tủ sách Nghiên cứu lịch sử văn học đương đại”
Mạnh Phồn Hoa:
Lịch sử tâm hồn dân tộc: 60 năm văn học đương đại Trung Quốc
Dẫn luận:
Phần 1: Thời đại đỏ: Thực tiễn văn học xã hội chủ nghĩa
- Xác lập quyền lãnh đạo văn hóa
- “Chiến tuyến văn học” của Đại Lục và Đài Loan
- Thực tiễn và “thử nghiệm” của văn học xã hội chủ nghĩa thời kì đầu
- Từ “văn học hương thổ” đến “đề tài nông thôn”
- Xác lập “kinh điển đỏ”
- “Sáng tác trẻ” và “Bài ca thanh xuân”
- Văn học “bên lề” trong thời kì cấp tiến
- “Hiện đại hóa” kịch
- “Một trận bão táp kinh động thế giới”: Văn học thời kì “Cách mạng văn hóa”
Phần 2: Tháng năm nhiệt huyết: Sự thay đổi của văn học thời kì mới
- Năm 1978 và văn học thời kì mới
- Thực tiễn diễn ngôn của chủ nghĩa nhân đạo
- Chủ nghĩa hiện đại và phương Đông hóa
- Văn học của “người trở về”
- Bên ngoài trào lưu
- Văn học Tiên Phong và cái kết của nó
- Văn học phân hóa
Phần 3: Nghìn cao nguyên: Carnival văn học thế kỉ mới
- Cảnh quan văn học trong thời kì giao giữa hai thế kỉ
- Sự trỗi dậy của văn học nữ
- Văn hóa chính trị và “tiểu thuyết quan trường”
- Lịch sử đa trọng của Trung Quốc nông thôn
- “Truyền thống” được phục hưng
- Truyện vừa
- Văn học mạng và văn học 8x, 9x
- Văn học và sự vụ công cộng
Trình Quang Vỹ:
60 ăm văn học đương đại Trung Quốc
Dẫn luận
Phần 1: Ba mươi năm đầu của văn học đương đại
Chương 1: Khái lược văn học và lịch sử
Chương 2: “Nhà văn khu giải phóng” bước vào tuyến đầu
1. Tiểu thuyết của Triệu Thụ Lý
2. Lịch sử sáng nghiệp của Liễu Thanh
3. Nhà văn Quách Tiểu Xuyên, Hạ Kính Chi, Hà Kỳ Phương…
Chương 3: “Nhà văn khu vực Quốc thống” suy thoái hoặc chuyển đổi
1. Cuộc sống và sáng tác của Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn
2. Cuộc sống và sáng tác của Ba Kim, Lão Xá, Tào Ngu
3. Số phận của Thẩm Tùng Văn
Chương 4: Xây dựng “kinh điển đỏ”
1. Lương Bân và Hồng kì phổ
2. La Quảng Bân, Dương Ích Ngôn và Hồng nham
3. Dương Mạt và Bài ca tuổi trẻ
Chương 5: Nhà văn công nông binh trỗi dậy
1. Lý Chuẩn và Tiểu truyện Lý Song Song
2. Hạo Nhiên và Ngày đẹp trời
3. Tưởng Tử Long và Một ngày của cục trưởng cơ điện
Chương 6: Nhà văn trẻ “thời đại trăm hoa”
1. Vương Mông và Người thanh niên mới đến Phòng tổ chức
2. Tôn Phác và Hồng đậu
Chương 7: Các nhà văn khác như Tôn Lê…
1. Tiểu thuyết của Tôn Lê
2. Giữa vợ chồng tôi của Tiêu Dã Mục
Chương 8: Phương thức triển khai của văn học “cách mạng văn hóa”
Phần 2: Ba mươi năm sau của văn học đương đại
Chương 9: Chuyển đổi văn học đương đại những năm 80
1. Từ “văn học Thập thất niên” đến “văn học thời kì mới”
2. “Hội nhà văn Trung Quốc” và “Phòng Văn học Viện Khoa học Xã hội”
3. Sự suy thoái của “phong trào văn học”
4. Dịch văn học nước ngoài và phong trào văn học Tiên Phong
Chương 10: Văn học những năm 90 và văn học thế kỉ mới
1. “Phê phán Phế đô” và văn học những năm 90
2. Bàn luận về “tinh thần nhân văn”
Chương 11: Văn học giai đoạn giữa những năm 70, 80
1. Thế hệ “văn học vết thương”
2. “Tác phẩm tranh minh” và nhà văn của nó
Chương 1: Các loại thực nghiệm của văn học sau “1985”
1. Thế hệ “tiểu thuyết tầm căn”
2. Thế hệ “văn học Tiên Phong”
Chương 13: Văn học những năm 90 và văn học thế kỉ mới
Chương 14: Nhà văn chủ chốt của “ba mươi năm sau”
1. Tiểu thuyết của Giả Bình Ao
2. Tiểu thuyết của Vương An Ức
3. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn
4. Tiểu thuyết của Dư Hoa
5. “Biên duyên hóa” của tiểu thuyết Lộ Dao
Trần Hiểu Minh
Hùng tâm tráng chí: 60 năm văn học đương đại Trung Quốc
Dẫn luận
Phần 1: Xây dựng và loại bỏ: Mở đường văn học “Trung Quốc mới”
1. Xác lập phương hướng và xây dựng chủ thể văn học cách mạng
2. Xây dựng và
loại bỏ: Thể chế hóa văn học và quyền lãnh đạo văn hóa
3. Cách mạng và thích thú: Bức tranh văn học đấu tranh giai cấp ở nông thôn
4. Sự xây dựng lớn lao: triển khai tự sự lịch sử cách mạng
5. Bỏ sót ở bên lề: Tình cảm cá nhân bên ngoài lịch sử
6. Cá thể trong lịch ử: lịch sử cách mạng cụ thể hóa và truyền kì hóa
7. Siêu ngã và tiểu ngã: Nhân vật trữ tình của nước cộng hòa
8. Cực hạn của lịch sử hóa: văn học thời kì “cách mạng văn hóa”
Phần 2: Phục hồi và cải cách: Văn học thời kì mới
1. Triển thị chấn thương: phản tư lịch sử sau khi lập lại trật tự
2. Thơ Mông Lung: kèn lệnh từ bí mật đến thời kì mới
3. Tái thiết chủ nghĩa lí tưởng của chủ thể: văn học cải cách và văn học thanh niên trí thức
4. Siêu việt giả tưởng: phái hiện đại và phái tầm căn
Phần 3: Chuyển đổi và đa nguyên: Khuynh hướng văn học sau thời kì mới sau
1. Đột phá hình thức: tiểu thuyết Tiên Phong và tính hậu hiện đại của nó
2. Giải trung tâm: từ tả thực mới đến thế hệ sau
3. Lí tưởng của từ ngữ: Thơ ca thập niên 90
4. Ý hướng mĩ học và văn hóa của sáng tác chủ nghĩa nữ quyền
6. Chuyển đổi tự sự hương thổ và khả năng của văn học tiếng Hán
(Đỗ Văn Hiểu dịch, 2019)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét