Hiện nay, rất nhiều trường đại học phải đối diện với tình trạng "tự nuôi thân" và sinh viên theo học ngành "truyền thống" của trường ra trường khó xin việc làm, cho nên đang có xu hướng "đa ngành hóa". Để ứng phó với vấn đề thu nhập của trường và đáp ứng nhu cầu xã hội, không ít trường đã mở thêm các ngành đào tạo mới. Đây là xu hướng tất yếu. Tất nhiên, hệ lụy của nó là không ít trường đã "mượn danh" giảng viên ở các trường khác để "lọt" qua vòng kiểm duyệt về "đội ngũ giảng viên" để mở mã ngành. Hành vi "treo đầu dê bán thịt chó" này làm giảm chất lượng đào tạo và người chịu thiệt thòi là sinh viên và nơi chịu ảnh hưởng là xã hội.
Tuy nhiên, tôi không hiểu vì sao căn cứ vào đội ngũ giảng viên mà lại đưa ra quyết định dừng một số mã ngành đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chẳng hạn như ngành Văn học ở Đại học Sư phạm, đâu có thiếu giảng viên? Giảng viên khoa Ngữ văn của trường Đại học sư phạm thuộc chuyên ngành Hán Nôm, Văn học Dân gian, Văn học Trung đại, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học, Ngôn ngữ, Hán Nôm, Cơ sở Văn hóa. Tính đến thời điểm hiện nay gần như 100% đội ngũ giảng viên khoa Ngữ Văn có học vị Tiến sĩ, đó là chưa kể rất nhiều giảng viên là Phó giáo sư và Giáo sư. So về đội ngũ được đào tạo đúng chuyên ngành và có học vị Tiến sĩ, đội ngũ giảng viên của khoa Ngữ Văn Đại học sư phạm đâu có thua kém gì khoa Văn học của Đại học khoa học xã hội và Nhân văn? Vậy sao lại lấy lí do thiếu giảng viên để đình chỉ mã ngành này ở trường Sư phạm?
(Giáo dục) - Ngày 25/1, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có công văn thông báo quyết định đến các ĐH, trường ĐH, học viện, về việc dừng tuyển sinh đối với 207 ngành trình độ ĐH của 71 cơ sở đào tạo từ năm 2014 do không đáp ứng điều kiện quy định về đội ngũ giảng viên.
Đóng cửa cả ngành của trường lớn
Trong danh sách 71 cơ sở giáo dục ĐH có ngành đào tạo ĐH bị dừng tuyển sinh năm 2014 xuất hiện tên của nhiều trường ĐH lớn.
ĐH Quốc gia TP.HCM có đến bốn ngành bị dừng tuyển sinh: ngành hải dương học, ngôn ngữ Tây Ban Nha, Hán Nôm, ngôn ngữ Ý.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 8 ngành bị dừng tuyển sinh gồm: toán học, văn học, hóa học, sinh học, tâm lý học, giáo dục công dân, sư phạm mỹ thuật, công nghệ thông tin.
Trường ĐH Y dược TP.HCM có ba ngành bị dừng tuyển sinh: kỹ thuật y học (hình ảnh), kỹ thuật phục hình răng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Trường ĐH Hà Tĩnh có đến 14 ngành bị dừng tuyển sinh trong năm 2014.
Ngày 25/1, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Ga cho hay ngoài các ngành đào tạo ĐH, đợt rà soát vừa qua cũng cảnh báo 296 ngành cao đẳng thuộc 74 cơ sở đào tạo trình độ ĐH không bảo đảm điều kiện về đội ngũ giảng viên.
Những ngành bị cảnh báo này nếu không được bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu kịp thời trong năm 2014 thì sang năm 2015 cũng sẽ bị dừng tuyển sinh.
Hiện tại, với quy định mở ngành ĐH, nhà trường phải bảo đảm có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất một giảng viên có trình độ tiến sĩ và ba giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.
Tuy nhiên, trong quyết định này, có điểm khác là với một số ngành chưa đáp ứng điều kiện nhưng thuộc diện đặc biệt (các ngành thuộc các cơ sở đào tạo ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; các ngành thuộc nhóm ngành ngoại ngữ, nghệ thuật và có từ 5 giảng viên cơ hữu trở lên có trình độ thạc sĩ ; các ngành có đội ngũ giảng viên cơ hữu, gồm 1 tiến sĩ và 2 thạc sĩ hoặc 01 phó giáo sư và 01 thạc sĩ), Bộ GD-ĐT quyết định sẽ có cơ chế xử lý riêng.Với ngành đào tạo trình độ CĐ, điều kiện đội ngũ cũng phải bảo đảm có ít nhất bốn giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký. Theo ông Ga, toàn bộ những ngành bị dừng và bị cảnh báo đều không bảo đảm được điều kiện tối thiểu này.
Theo đó, các ngành này vẫn được tạm thời tiếp tục tuyển sinh, tổ chức đào tạo, nhưng phải có trách nhiệm bổ sung đội ngũ đầy đủ. Nếu để tình trạng kéo dài sang năm 2016, không có báo cáo hoặc không bổ sung được đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định sẽ phải dừng tuyển sinh và bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo.
Tuyển sinh theo điểm sàn, kêu khổ lại cho tự chủ tuyển sinh
Câu chuyện xóa bỏ 1 số ngành tuyển sinh tại 1 số trường ĐH, nhưng vẫn cho thời gian để chuẩn bị, đang trong giai đoạn cảnh cáo, cũng như 1 số ngành vẫn được tuyển sinh nhưng phải làm hồ sơ đầy đủ, làm nhớ đến câu chuyện Bộ GD-ĐT ra quy định các trường tuyển sinh phải theo điểm sàn.
Trả lời Dân Trí, nhận diện “cái chết” của ĐH NCL Việt Nam là không thể tránh khỏi, Tiến sĩ Ngô Tự Lập - ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: "Khi cho phép mở trường tư, có nghĩa là nhà nước đã chấp nhận thương mại hóa giáo dục. Nhưng đồng thời bằng kỳ thi đại học và quy định về điểm sàn, đã chặn đứng nguồn tuyển sinh của các trường NCL. Không có sinh viên là không thu được học phí, không có nguồn thu. Không có nguồn thu, không có trường tư nào có thể tồn tại, chưa nói đến đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng. Như thế, cái chết của ĐH NCL Việt Nam là không thể tránh khỏi”.
Có nghĩa việc nhà nước kiểm soát đầu vào thông qua điểm sàn dẫn đến một thực tế là các trường công, các trường trọng điểm vẫn có quyền lấy tới điểm sàn và như vậy đồng nghĩa với việc chiếm hết thị phần của các trường tư, đặc biệt là các trường mới được thành lập.
Nhiều trường NCL đã phải lên tiếng kêu cứu, GS Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng ví von: “Bộ GD-ĐT một cửa nhưng nhiều khóa. Chưa bao giờ tôi có cảm giác càng làm càng khó như bây giờ. Trước đây, tất cả cùng xã hội hóa rất hưng phấn nhưng bây giờ chúng tôi như dân phe phẩy đi làm, chịu nhiều sức ép”.
GS Đặng Ứng Vận - Hiệu trưởng ĐH Hòa Bình phân tích: "Nhà nước kiểm soát đầu vào thông qua điểm sàn dẫn đến một thực tế là các trường công, các trường trọng điểm vẫn có quyền lấy tới điểm sàn và như vậy đồng nghĩa với việc chiếm hết thị phần của các trường tư, đặc biệt là các trường mới được thành lập".
Thế nhưng, sau phản ứng khá gay gắt của các trường NCL, ngày 23/1, Bộ GD-ĐT lần lượt công bố toàn văn các đề án tự chủ tuyển sinh của các trường. Trao đổi với Nguoiduatin, Thứ trưởng Ga cho biết, năm 2013, sau khi Luật Giáo dục ĐH được thực thi, những trường được tự chủ sẽ được tự chủ trong tuyển sinh.
Theo đó một số trường ĐH trọng điểm có thể tuyển sinh riêng, với điều kiện không để tái diễn luyện thi tràn lan, còn lại các trường khác vẫn sẽ theo 3 chung.
Như vậy, những quyết định, công văn của Bộ cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tính chất dứt khoát, thể hiện qua việc sử dụng điểm sàn trong tuyển sinh, cho đến câu chuyện lần này chấm dứt 1 số ngành thi ĐH cũng vậy.
Thái Linh
http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/chinh-thuc-dung-tuyen-sinh-207-nganh-dao-tao-dh-3000064/
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét