Ngoài các yếu tố kỹ thuật, tư thế và kiểu cách của mẫu là yếu tố quyết định đến chất lượng một bức ảnh chân dung.
Tác phẩm có thành công hay không là do sự hợp lý và khéo léo của cả người chụp lẫn đối tượng chụp trong việc quyết định tư thế và kiểu cách của mẫu chụp
Tư thế là các vẻ tượng trưng cho thái độ, đức tính của con người phát lộ ra thành điệu bộ, dáng dấp bề ngoài. Tư thế của con người không chỉ hỗ trợ đắc lực cho các vẻ mặt trong việc biểu lộ, nhấn mạnh về thái độ phong cách, tâm trạng, mà còn tạo khả năng diễn xuất được nhiều trạng thái tình cảm cụ thể; biết vận dụng nó càng làm cho cách miêu tả con người thêm tinh tế, dễ giải quyết những trường hợp vẻ mặt đối tượng khó bộc lộ tâm tư, tình cảm.
Thế bán thân:
Người ta đặt tên cho thể này là chân dung bán thân vì ống kính chỉ thu hình nửa phần trên của con người vào ảnh. Chân dung bán thân là một thể ảnh đặc tả trung bình, phần nhiều được thể hiện theo kiểu chân phương đứng đắn, tuy cũng nhiều khi sử dụng để đặc tả tình cảm của nét mặt theo phong cách nghệ thuật.
Ngoài việc chủ yếu căn cứ vào các đường nét đặc điểm từ chu vi hình thể đến từng chi tiết ở bộ mặt đối tượng vẻ bộc lộ tình cảm trên nét mặt để xếp kiểu cho thích hợp; phải dựa theo dáng dấp của thân hình, điều kiện ánh sáng cho phép, cả đến lứa tuổi của đối tượng nữa, để chọn lọc, chỉnh đốn tư thế cho cân xứng mới có thể lựa hình ăn khớp với khuôn cỡ ảnh để đạt yêu cầu của thể ảnh này.
Thế 2/3 người:
Khi chụp thể ảnh chân dung này, người ta thường lấy từ trên đầu gối một ít trở lên (tức là gần hết toàn bộ chiều dài đùi của nhân vật), nhưng đôi khi tuỳ theo ý thích của đối tượng kết hợp với nhà
nhiếp ảnh, còn có thể chụp cắt ngang giữa đùi hoặc cao hơn.
Thế ảnh này chỉ thích hợp với đối tượng có thân hình cân đối, nở nang, tư thế duyên dáng hoặc đĩnh đạc đường bệ, dáng dấp ưa nhìn.
Chụp 2/3 người hầu hết lấy thế đứng cho dễ thể hiện nhưng cũng cần lưu ý đến đối tượng
chụp ảnh để sắp xếp dáng đứng cho hợp lý. Những trường hợp có bối cảnh thêm người hay phong cảnh, không nên cho đối tượng nhô lên nền trời quá cao vì ảnh sẽ gây cho người xem cảm giác như nhân vật vươn lên khỏi, thoát ly cuộc sống hoặc quá đề cao nhân vật.
Thế toàn thân:
Chân dung toàn thân là thể loại ảnh dùng để diễn tả tổng hợp về con người bằng cách cho nhân vật bộc lộ tình cảnh từ vẻ mặt kết hợp với tư thế động tác của thân hình và các chân tay, nhiều khi lại liên kết với đặc điểm của hình thái, vị trí đối tượng xuất hiện để thể hiện nội tâm và ý nghĩa nội dung bức ảnh.
Tuỳ theo vẻ mặt, dáng người, tâm trạng và thói quen của đối tượng mà cho hướng mặt theo góc độ thích hợp, tránh gò ép lấy được.
Việc khó nhất khi thể hiện là làm sao cho chân tay đối tượng biểu lộ được tình cảm ra động tác tư thế mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Cho nên, trước khi bố trí chụp cần hiểu rõ thế thích hợp sẵn, để nhanh chóng chỉnh đốn, lựa kiểu cách cho họ và phải chủ động nếu không điều khiển được con người thì nên dùng thủ pháp kỹ thuật cho ống kính thu hình kịp thời đúng lúc mới dễ đạt hiệu quả tốt.
Tuy chụp thế này tập trung vào thế đứng của đối tượng được chụp nhưng cũng không được quên khuôn mặt mới là nét nhấn chính. Để tránh trường hợp có thế đứng đẹp mà khuôn mặt lại không có cảm xúc hợp lý, trước hết cần sửa tư thế, bố cục chân tay cho ăn khớp rồi mới tập trung vào khuôn mặt, trước khi bấm máy cần kiểm tra kỹ lại lần nữa.
Kiểu cách của bức ảnh chân dung là dáng dấp cảnh vật hoặc con người, được sắp xếp, trình bày theo hình thái mỹ thay hiệu quả hấp dẫn mỹ cảm trong người xem.
Chụp ảnh chân dung có sáng tạo được nhiều kiểu cách lạ mắt mới không làm người xem nhàm chán cũng nhờ kiểu cách mà khắc phục được các hiện tượng không bình thường do tật xấu trên khuôn mặt tạo ra. Nhưng muốn diễn tả con người theo hình thái mỹ thuật nào cũng cần phải phù hợp với phong cách, vẻ mặt đối tượng và ý đồ miêu tả mới đạt được chất lượng nghệ thuật.
Kiểu chân phương:
Còn gọi là kiểu chụp chính diện, chụp thẳng vì đối tượng hướng bộ mặt và thân hình trực diện với ống kính
máy ảnh.
Để đối tượng ngồi hay đứng theo tư thế thật tự nhiên thoải mái, mặt vừa tầm thăng bằng ngay ngắn (không ngửa hoặc cúi hay đổ nghiêng), mắt nhìn thẳng vào trục ống kính hai tai đều thấy rõ ràng cân đối với nhau.
Kiểu nghiêng 3/4:
Vì ảnh thể hiện rõ tới 3/4 khuôn mặt (hơi nghiêng) nên gọi là kiểu nghiêng 3/4.
Để đối tượng ở tư thế hơi nghiêng so với trục ống kính. Mặt quay về bên trái sao cho khuôn ngắm
máy ảnh nhìn thấy rõ 3/4 khuôn mặt là được. Mắt nhìn theo hướng mặt, tai phải lộ rõ còn tai trái vừa khuất hết.
Kiểu bán diện:
Ở kiếu ảnh này chủ yếu là khuôn mặt, còn tư thế của thân hình đối tượng thì tuỳ.
Tuỳ theo từng trường hợp chụ thể và tư thế mà cho ngước mắt nhìn lên hoặc nhìn ngang tầm mắt theo hướng mặt. Có thể ngửa hay cúi mặt vừa phải.
Cần chú ý là kiểu này chỉ thích hợp với khuôn mặt bầu bĩnh, có vẻ đẹp ở thế nhìn nghiêng như mũi dọc dừa, có bộ tóc đẹp, lông mi dài, cong.
Nguồn: tổng hợp
http://www.mayanhso.com/tu-the-va-kieu-cach-chup-anh-chan-dung.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét