Vương
Nghiêu sinh tháng 4 năm 1960, tiến sĩ văn học, giáo sư đặc cách phong(Distinguished
Professor), học giả Trường Giang bộ giáo dục quốc gia Trung Quốc, viện trưởng
viện Văn học, chủ nhiệm hội đồng khoa học Đại học Tô Châu. Học giả phỏng vấn
Harvard – Yanjing. Kiêm nhiệm thành viên ban biên tập tạp chí “Bình luận văn học”
nghiên cứu văn học viện khoa học xã hội Trung Quốc, nghiên cứu viên trung tâm
nghiên cứu văn học mới Đại học Nam Kinh bộ giáo dục, phó chủ tịch hiệp hội các
nhà bình luận văn nghệ tỉnh Giang Tô, phó hội trưởng hội nghiên cứu văn học
đương đại tỉnh Giang Tô…
Chủ
yếu nghiên cứu văn hóa tư tưởng và văn học hiện đương đại Trung Quốc, công
trình gồm có Những năm 80 với tư cách là
vấn đề, Lịch sử tản văn đương đại Trung Quốc, Vào sinh ra tử trong Hán ngữ, Tự
sự và giải thích của cách mạng đối với phong trào Ngũ tứ và “văn nghệ hiện đại”,
Lịch sử đó đây (?), Tu từ của “sự kiện tư tưởng”, Ghi chép về đối thoại giữa Mạc
Ngôn và Vương Nghiêu,
Chủ biên bộ sách Đại hệ văn học cách mạng văn hóa, Đại hệ phê bình văn học đương đại Trung Quốc
, Tủ sách Nghiên cứu văn học hiện đại Trung Quốc hải ngoại, Ghi chép đối thoại
nhân văn mới…, ngoài ra còn có các tập tản văn tùy bút như Tìm kiếm văn mĩ, Không gian hỗn tạp, Cởi bỏ
áo khoác của văn hóa, Những năm 80 của một cá nhân và Phần tử trí thức trên giấy…. Chuyên gia đầu ngành hạng mục quan trọng
quỹ khoa học xã hội quốc gia, từng đạt Giải thưởng hạng mục nhà bình luận văn học
của Giải truyền thông văn học Hoa ngữ, giải thưởng văn học Tử Kim Sơn, giải thưởng
tản văn Tử Kim Sơn, giải thưởng thành quả ưu tú trong nghiên cứu khoa học xã hội
triết học và giải thưởng khoa học giáo dục nhân văn tỉnh Giang Tô… Từng diễn giảng
học thuật ở Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Newyork, Đại học Wisconsin
phân hiệu Madison, Maryland, Tokyo…
Cuốn "Hán ngữ chi tử - Bình luận về các nhà văn đương đại Trung Quốc" của ông cuối năm 2016 được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam. Cuốn sách này là tập hợp các bài viết đặc sắc về một số gương mặt tiêu biểu của văn học đương đại Trung Quốc, như Mạc Ngôn, Dư Hoa, Lý Nhuệ, Cao Hiểu Thanh, Vương An Ức...
Mục lục cuốn sách
Thay lời tựa: Sự sinh thành, phát triển và chuyển hướng của phê bình văn học
đương đại Trung Quốc
1. Chu Dương và văn học thời kì mới
2. Từ Cao lương đỏ đến Đàn hương hình – Phỏng vấn Mạc Ngôn
3. Xuất phát từ văn học sử của một cá nhân hay là từ điểm mờ
của văn học sử - Bình luận về tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa và những vấn đề
liên quan
4. Đọc lại Phế đô và bàn về trí thức những năm 90
5. Tu từ của “sự kiện tư tưởng”- Bút kí đọc Thời đại khai
sáng của Vương An Ức
6. Vấn đề Trung Quốc trong Đất dày - Bàn về Lý Nhuệ
7. Triết học và thi học sinh trưởng trong quan hệ căng thẳng
giữa cá nhân và thời đại - Ghi chú 8hi đọc về Trương Vĩ
8. Về văn chương cận kì của Diệp Triệu Ngôn và các thứ khác
9. “Người giằng co với vĩnh hằng” - Cách Ngạn Vọng bàn về Dư Quang Trung
10. Chuyển đổi diễn ngôn của phần tử trí thức và tản văn của
Dư Thu Vũ
- kiêm bàn về “Đại tản văn văn hóa”
11. Trần Hoán Sinh chiến thuật: Sáng tạo và nhược điểm của
Cao Hiểu Thanh
Đọc lại “Loạt tiểu thuyết Trần Hoán
Sinh”
12. Nhà thơ trữ tình cổ điển Trung Quốc cuối cùng - Lại bàn
về tản văn của Uông Tăng Kỳ
(tư liệu do tác giả cung cấp)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét