TÍNH
KHÁC (ALTERITY)
Trong ngôn ngữ triết học và phê bình“Tính
khác” dùng để chỉ trạng thái mang tính của kẻ khác tuyệt đối cấp tiến . Ở một mức
độ nào đó, trong diễn ngôn phê bình, hai quan niệm “tính của kẻ khác”
(otherness) và “tính khác” (alterity) có thể thay thế lẫn nhau, nhưng trong “Thời
gian và kẻ khác” và trong văn bản khác, Emmanuel Levinas
(1906-1995) bàn đến tính ngoại tại tuyệt đối của tính
khác, để đối lập với kết cấu nhị nguyên hoặc biện chứng hoặc bổ sung lẫn nhau ẩn
tàng trong tư tưởng của kẻ khác. Đối với Levinas, gương mặt của kẻ khác là ẩn dụ
hình ảnh cụ thể đối với tính khác. Khi gặp gương mặt của kẻ khác, tự ngã của ta
cảm thấy bị quấy nhiễu, vì thế, tự ngã cũng chính là “ta” theo cách nói của
Levinas, không còn căn cứ vào tính đồng nhất tự ngã để nhận thức bản thân, mà
là căn cứ vào tính khác của bản thân, đối mặt với gương mặt của kẻ khác. Ở đây
cần chú ý một sự thực, đó là kẻ khác không giản đơn là một “địa điểm” hoặc
“tính đồng nhất” đặc thù độc lập của bản thân; tính khác là mệnh danh cho kẻ khác,
trong bất kì nỗ lực suy tư về tự ngã hoặc tính đồng nhất nào, mệnh danh cho tính phi đồng nhất. Sau đây là một số
trích dẫn sẽ dùng “tính của kẻ khác”
hoặc “kẻ khác” thay thế tính
khác, hoặc ngược lại; tình huống này sẽ gặp ở mục từ “kẻ khác”.
Bắt đầu từ bình luận của
Levinas, chúng ta liền vấp phải khó khăn khi thực sự lí giải kẻ khác:
Theo cách nói của
Levinas, xuất phát từ chuyên chế của tính đồng nhất không thể lí giải được ý
nghĩa thực sự của kẻ khác (vì thế không thể lí giải được luân lí học liên quan
đến kẻ khác, chuyên chế của tính đồng nhất không thể thừa nhận kẻ khác này.
Quan hệ giữa tính đồng nhất và kẻ khác…. Dưới sự thống trị của việc thừa nhận tự
ngã… đảm bảo cho sự khuyết thiếu của kẻ khác trong tưởng tượng hiệu quả, đã áp
chế tất cả thể nghiệm liên quan đến kẻ khác, đã cản trở sự lí giải luân lí đối
với tính khác (Alain Badioul, 2001: 18-19). Badiou quả quyết, con người thường
xuất phát từ tính đồng nhất đã nói để suy nghĩ về kẻ khác, chứ không phải từ ví
dụ đơn nhất đặc thù, có nghĩa là xuất phát từ tự ngã hoặc tính chủ thể của ta.
Kết quả tất yếu là thiết định một kết cấu không cân bằng biện chứng, đây là kết
quả đã được thiết định trong mỗi hành vi tư duy.
Levinas tiến thêm một bước, vượt qua bất kì một kết cấu
biện chứng hoặc nhị nguyên giản đơn nào, ông bình luận, “giữa tự ngã và tính
khác thần bí… cách một con kênh”(1987:81). Tính khác là tuyệt đối, hoàn toàn
khác như vậy, khiến kết cấu nhường chỗ cho con kênh đứt đoạn. Vì thế, bất kì quan hệ nào từ đầu đến cuối đều không bổ
sung lẫn nhau.
Khi đánh dấu hạt
nhân của đặc điểm trong cuộc sống xã hội của chúng ta và hạt nhân trong quan hệ
với kẻ khác, tính khác là cái xuất hiện dựa vào quan hệ không bổ sung lẫn nhau (Levinas,
1987:83).
Như điều Levinas đã nói rõ ràng, tính không có trật tự của
quan hệ kết cấu là cái gốc để cấu thành
quan hệ kết cấu.
Nói cụ thể hơn,
Simon Critchley coi kiểu đứt đoạn này là lí do khiến bất kì sự đọc mang
tính giải cấu nào trở thành có thể:
Điều được tiến hành
trong giải cấu là sự đọc song trùng, cũng chính là nói, sự đọc song trùng phục
tùng mệnh lệnh song trùng, một là trùng phức, hai là trùng phức tính khác được
sản sinh bên trong. Giải cấu đã mở ra một sự đọc đem tính khác đặt vào trong
văn bản… Cái phát sinh trong giải cấu là sự đọc song trùng có tính xác định cao
của tính khác theo đuổi trong nội bộ văn bản…(Simon Critchley , 1999:28).
Chúng ta có thể đi sâu lí giải phát ngôn của Simon
Critchley, cho rằng giải cấu không phải là phương pháp đọc đi tìm tính khác, vì
phương thức như vậy chẳng qua là tính khác đó, một cách gọi khác của sự sai dị
kết cấu. Tính khác này là điều kiện để bất kì kí hiệu nào được lí giải và truyền
bá. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhớ lại một chút tính ngăn cách của tính khác –
“nó” không đơn giản là một ý nghĩa, vị trí, căn cước có thể nhận biết có liên
quan đến căn cước mang tính đồng nhất nào đó hoặc vị trí tự ngã – như vậy, có
thể coi tính khác của hạt nhân kí hiệu bất kì là thứ làm cho kí hiệu được đọc,
điều này cũng có nghĩa là làm cho kí hiệu không ngừng được phát hiện trong bản
thân với tư cách là điều kiện của bản thân vĩnh viễn không bị khép kín do hành
vi đọc, vì thế, bất kì hành vi đọc nào đều không kết thúc.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở sự đọc. Nếu chúng ta đọc lại
lời của Alain Badioul và Levinas, có thể thấy, vấn đề nằm ở thừa nhận kết cấu
có liên quan đến tồn tại. Sự tồn tại của ta, sự tồn tại của bạn, toàn bộ kinh
nghiệm và biểu đạt liên quan đến trạng huống tồn tại không phải là bất kì thứ
gì mà chúng ta có hoặc bản chất của nó, không thể
tách rời sự lí giải đối với tồn tại, tức là tồn tại là cộng hưởng, vì thế cũng
là kết cấu. Có thể nói, tồn tại cũng như ngôn ngữ đều là kết cấu, là cái được
lí giải thông qua quan hệ sai khác, mượn quan hệ sai khác này, chỉ thông qua thứ
không thuộc về tính đồng nhất đạt được lí giải mới có thể lí giải ý nghĩa và
căn cước, như Samuel Weber nói, cái không thuộc về tính đồng nhất này chính là
tông tích của kẻ khác hoặc dị khác:
“Sai khác” trong
quan niệm của Heidegger, thậm chí là của Derrida chỉ một
quá trình biểu đạt hoặc kết cấu ngôn ngữ, bao gồm thời khắc thực tế, ta tin tưởng
đây là nơi cần phải bắt đầu - có lẽ cũng là kết thúc, nếu bạn phải hồi ứng tông
tích của kẻ khác, hồi ứng vĩ độ tính khác mà tư duy phụ trách sâu sắc. (Samuel
Weber , 1996:171).
Weber
khi bàn đến “một kết cấu ngôn ngữ và một quá trình biểu đạt” đã chi ra: sự quan
tâm đến kết cấu và tung tích không đơn thuần là vấn đề hình thức, mà liên quan
đến lí giải về tồn tại, là thông qua Heidegger và Derrida để suy xét, tuy có thể
có tranh cãi, nhưng hai nhà triết học này so với bất kì nhà tư tưởng nào khác
đã nghiên cứu sâu hơn về kết cấu sai khác của tồn tại.
Trong suy nghĩ về ngữ pháp căn bản của tồn tại tồn tại
tính phi đối xứng, dẫn đến tê liệt tư duy biện chứng thuần túy, mở ra bản thể
luận hũu hạn bên trong bản thân, hướng tới khai mở tính vô hạn của sai khác:
Hiện tượng của kẻ
khác (gương mặt của kẻ khác) tất yếu… chứng minh một tồn tại của tính khác căn
bản, tuy nhiên, bản thân nó lại không có. Trong trật tự hữu hạn mà ta có thể lí
giải, kẻ khác tất nhiên là đốn ngộ duy trì khoảng cách vô hạn với tính của kẻ
khác, đã có sự đốn ngộ này liền có thể lĩnh ngộ được kinh nghiệm luân lí nguyên
thủy.
Điều này có nghĩa
là để cho người khác lí giải, luân lí học yêu cầu kẻ khác phải mang theo
nguyên tắc tính khác ở những mức độ khác nhau, vượt qua kinh nghiệm hữu hạn thuần
túy. Levinas gọi nguyên tắc này là “kẻ khác hoàn toàn”… Nếu không phải là hiện
tượng kẻ khác hoàn toàn trực tiếp, thì sẽ không có kẻ khác. Nếu không cống hiến
vô hạn nguyên tắc này cho thứ được bảo tồn bên ngoài nó, thì sẽ không có sự cống
hiến vô hạn cho tính phi đồng nhất”(Alain Badioul, 2001, 22).
Đương nhiên, nói một cách kín kẽ, xem xét tính vô hạn này
là điều không thể:
Được thiết lập bởi
nhận thức luận, bản thể luận và hoạt động tư duy của cơ sở lí giải chân thực là
đem đa nguyên giản ước thành thống nhất, đem tính khác giản ước thành hoạt động
mang tính đồng nhất. Nhiệm vụ của triết học, nhiệm vụ của tư duy, chính là giản
hóa tính của kẻ khác. Khi cố gắng suy xét về kẻ khác, tính kẻ khác bị giản hóa
thành hoặc thích hợp với sự lí giải của chúng ta. Suy tư triết học chính là lí
giải…và nắm bắt kẻ khác, căn cứ vào đó giản hóa tính khác (Simon Critchley,
1999:29)
Không xây dựng tính thống nhất và tính đồng nhất, không
tăng cường ý nghĩa có thể hạn định và có thể bài trừ, thì không thể suy tưởng.
Dạng khác biệt cấp tiến như vậy không thể giản ước thành bất kì quyết định rõ
ràng nào. Vì thế, những dẫn ngữ này và tất cả những gì ta bình luận đều là sự
giản ước, như Simon Critchley từng nói rõ, và trước sau đều thừa nhận: tính
khác nỗ lực khắc phục tất cả chướng ngại để nói rõ về tính không xác định.
Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không nên nói
gì. Có một loại mang tính thử nghiệm, trước sau đều là tạm thời, trước sau đều
là tính khả năng hữu hạn, đó là gián tiếp thông qua thuyết minh
về kẻ khác được địa phương hóa và có hạn để nói rõ về tính khả năng của tính khác căn bản (nói như Derrida là kẻ khác
hoàn toàn (tout autre), kẻ khác hoàn toàn hoặc kẻ khác tuyệt đối.
Trong “Breathturn”
của Paul Celan… Bài thơ với tư cách là “thuyết
thoại” trước sau đều can thiệp đến tính khác. Sự thừa nhận với kẻ khác đã kích
hoạt tính khác, tính khác do “tự ngã” trong thơ quyết định. (nó sẽ là tự ngã đã
là kẻ khác được khắc tả trong nội bộ tự ngã; kẻ khác trong nội bộ tính đồng nhất)….
Trong “Breathturn” , sự phản ánh phức tạp này xuất hiện và được tiếp tục duy
trì do khả năng do xóa bỏ phá vỡ tính đơn nhất làm cơ sở. Vấn đề chính là ở nơi
của kẻ khác.
……
Kẻ khác này tồn tại bên trong. Nó
không phải là kiểu không cái này thì là cái khác. Bài thơ này đã dung nhập tính
khác. (Andrew Benjamin, 1997: 136).
Như Benjieming bình luận về thơ của Celan, thể nghiệm về
kẻ khác đặc thù hàm chứa thể nghiệm của kẻ khác hoàn toàn. Ngoài ra, không ngại
nhắc lại, tính khác này không phải là một vị trí biện chứng, mà luôn là trong
tính đồng nhất, chính là sự sai khác căn bản này – cái khác biệt kéo dài như
Derrida nói, làm cho sự lí giải về tính đồng nhất trở thành khả năng. Vì cái
“ta” này vĩnh viễn không thực sự coi tự ngã là đơn nhất hoặc duy nhất tuyệt đối.
Joan Brandt đã nói rõ về sự nhiễu loạn này:
Khi Derrida nói về
“tính khác căn bản”, ông không giả thiết tính ngoại tại thuần túy, có nghĩa là
tính dị chất của “kẻ khác” - một thực thể cuối cùng bị quản chặt trong một quan
niệm mang tính đồng nhất. Điều được chỉ ra là tính khác ngụ trong tính đồng nhất
tự ngã, không phải là kết quả của hành vi vượt giới hoặc tính lật đổ nào đó, mà
là tính khác trước sau nằm trong kết cấu khép kín bất kì, bất luận là ngôn ngữ
hay thứ khác… Thông qua việc đặt không gian riêng của việc sắp xếp thời gian hoặc
kéo dài thời gian vào trong quan hệ với một kẻ khác nào đó, sự khác biệt kéo
dài đánh dấu tính không thể của việc khép kín tự ngã đồng nhất tính. Trên ý
nghĩa này, khoảng cách không gian và khái niệm tính khác liên kết lại. (Joan
Brandt , 1997: 120).
(sơ dịch)
(Julian Wolfreys: Critical Keywords in Literary and
Cultural Theory)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét